Loãng xương ở người cao tuổi: Nguyên nhân và phòng ngừa
Ngày đăng: 14:03 14/06/2024 - Lượt xem: 188
Loãng xương là một căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi và có thể dẫn đến tình trạng gãy xương. Vậy nguyên nhân loãng xương ở người cao tuổi do đâu? Làm sao để phòng ngừa? Cùng Nano Group theo dõi bài viết dưới đây để đưa ra câu trả lời chính xác nhé!
Loãng xương ở người cao tuổi nên điều trị như thế nào?
Nguyên nhân loãng xương ở người già là gì?
Loãng xương ở mức độ nặng nhẹ còn tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người. Dưới đây là những nguyên nhân loãng xương ở người già.
- Tuổi cao dẫn đến lão hóa các cơ quan: Lão hóa các cơ quan làm giảm hấp thu canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết khác để xương khỏe mạnh, đồng thời làm suy yếu cấu trúc xương. Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, không khoa học cũng gây ra tình trạng này.
- Do tuổi cao nên ít vận động dẫn đến giảm tái tạo xương: Người lớn tuổi ít vận động nên làm giảm tái tạo xương. Hơn nữa, ít ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng sẽ làm giảm khả năng hấp thu vitamin D dẫn đến giảm hấp thu và tăng bài tiết canxi, nguyên nhân chính thiếu canxi và loãng xương.
- Dễ mắc các bệnh lý mãn tính: Bệnh thận nặng (tăng đào thải canxi), bệnh nội tiết (cường tuyến giáp, tiểu đường, suy giảm chức năng các tuyến sinh dục,...) khiến người cao tuổi phải uống thuốc thường xuyên, chính điều này đã làm suy yếu khả năng hấp thụ canxi vào cơ thể dẫn đến loãng xương. Các bệnh xương khớp mãn tính có thể kể đến như bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp.
Tuổi cao nên ít vận động dẫn đến giảm tái tạo xương
Dấu hiệu nhận biết loãng xương ở người cao tuổi
Thông thường, bệnh loãng xương diễn ra một cách thầm lặng, nó chỉ xuất hiện khi có những biến chứng như:
- Gù vẹo cột sống, giảm chiều cao.
- Đau nhức xương, gãy xương.
- Đau kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống ở thắt lưng và lan sang hai bên mạn sườn. Cơn đau trở nên dữ dội khi vận động, mang vác nặng, nó chỉ giảm khi người bệnh nằm nghỉ ngơi.
- Các triệu chứng toàn thân như: ớn lạnh, chuột rút, đổ mồ hôi nhiều.
Đau nhức xương là dấu hiệu nhận biết loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương ở người lớn tuổi có nguy hiểm hay không?
Loãng xương không phải là một căn bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người cao tuổi nhưng bị loãng xương sẽ khiến người bệnh đau nhức xương khớp, làm giảm chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong vận động, mất ngủ, thậm chí suy giảm tinh thần.
Loãng xương gây ra các bệnh lý như:
- Gãy xương: Loãng xương làm suy giảm mật độ xương dẫn đến xương yếu, giòn, dễ gãy. Một số trường hợp chỉ cần va chạm nhẹ hoặc cúi gập người hay ho, hắt hơi cũng làm gãy xương. Vì xương cột sống, xương đùi, xương cẳng tay, cánh tay, xương cẳng chân là các xương có khả năng chịu lực tác động nhiều nhất cơ thể. Do đó, khi bị loãng xương thì các bộ phận đó sẽ bị ảnh hưởng nhất. Gãy cổ xương đùi, gãy xương cẳng tay và gãy khớp háng là tình trạng hay gặp ở người bệnh loãng xương cao tuổi.
- Lún xẹp đốt sống: Lún xẹp đốt sống do loãng xương sẽ gây tình trạng tàn phế vĩnh viễn. Ngoài ra, còn khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức kéo dài. Số lượng đốt sống bị tổn thương nhiều khiến tình trạng thoái hóa cột sống diễn tiến nhanh hơn.
- Suy giảm khả năng vận động: Người loãng xương có thể bị tàn phế vĩnh viễn, điều này làm giảm chất lượng cuộc sống, nhất là ở người cao tuổi. Lúc này, người bệnh thường phải nằm bất động một chỗ trong một khoảng thời gian dài, chính điều này đã dẫn đến những biến chứng khác như viêm phổi, tắc mạch chi, hoại tử,...
Phương pháp chẩn đoán bệnh loãng xương
Có rất nhiều phương pháp để điều trị loãng xương ở người lớn tuổi. Trong đó:
Chế độ ăn giàu canxi và vitamin D
Người lớn tuổi cần duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng và phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Nên bổ sung canxi và vitamin D thông qua chế độ ăn để cung cấp nguồn dự trữ cho xương.
Ngoài ra, sữa, chế phẩm từ sữa, cá hồi, cá trích,... cũng là những thực phẩm giàu vitamin D tốt cho xương nên được bổ sung vào chế độ ăn của người lớn tuổi. Trong đó, sữa là thực phẩm được khuyên dùng cho người cao tuổi, giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Theo đó, người cao tuổi nên tiêu thụ khoảng 500 – 1000ml
Bổ sung thực phẩm giàu canxi sẽ tốt cho quá trình điều trị loãng xương
Tập thể dục đều đặn
Vận động bằng cách tập các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe và độ tuổi cũng là một trong những cách giúp xương chắc khỏe hơn. Mỗi ngày chỉ cần vận động, phơi nắng khoảng từ 30 – 45 phút.
Hoạt động vận động vừa sức như có thể đi bộ, tập aerobic nhẹ nhàng,... sẽ kích thích tái tạo mô xương. Đây được xem là cách giúp tăng sức mạnh cơ bắp và duy trì linh hoạt của xương để có thể phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi.
Ngừng hút thuốc và đồ uống chứa cồn
Hút thuốc và tiêu thụ nhiều rượu bia cũng có thể tăng nguy cơ loãng xương. Do đó, dừng thói quen này để bảo vệ sức khỏe xương khớp cũng như giảm nguy cơ gãy xương.
Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Với một số loại thuốc uống có tác dụng tăng cường mật độ xương nhưng việc sử dụng thuốc nên theo hướng dẫn và sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo mang lại hiệu quả và an toàn cho người lớn tuổi.
Khám sức khỏe thường xuyên
Việc kiểm tra định kỳ mật độ xương để đánh giá mức độ loãng xương và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là một cách làm hiệu quả để phòng ngừa bệnh loãng xương. Người cao tuổi nên trao đổi cùng bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, yếu tố rủi ro cá nhân để xây dựng một kế hoạch phòng ngừa và điều trị hợp lý nhất.
Nắm vững thông tin về mật độ xương không chỉ giúp người cao tuổi nhận biết và xử lý sớm các vấn đề liên quan đến loãng xương mà còn giúp họ lựa chọn biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp nhất. Điều này không chỉ giúp họ duy trì sức khỏe xương tốt mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống đồng thời giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng do loãng xương.
Thăm khám sức khỏe để ngăn ngừa bệnh loãng xương kịp thời
Cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi
Hiện nay cách điều trị loãng xương ở người cao tuổi tốt nhất và hiệu quả đó là sử dụng thuốc Tây y theo đơn thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, ngoài việc dùng thuốc người bệnh cũng cần quan tâm đến chế độ ăn hàng ngày bởi đây là nó giúp cung cấp năng lượng, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Hỗ trợ điều trị không dùng thuốc:
- Chế độ vận động: Người bị loãng xương nên vận động nhẹ nhàng, thường xuyên, nhưng nên tránh nằm hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài bởi nó sẽ khiến khả năng vận động, tái tạo của xương giảm sút. Mỗi ngày người bệnh nên đi bộ, chơi cầu lông,... trong khoảng 35 - 40 phút để xương khớp được vận động nhiều hơn.
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Với trường hợp loãng xương ở người cao tuổi tốt nhất nên xây dựng thực đơn đảm bảo dinh dưỡng cân đối, không sử dụng quá nhiều tinh bột và chất béo, ăn nhiều rau xanh và hoa quả cùng với thực phẩm dồi dào khoáng chất canxi và vitamin D như trứng, cá hồi, sữa, sữa chua, phô mai,... để xương phục hồi nhanh hơn. Sữa Hạt N1-MEALNUTS BONE JOINT - một sản phẩm dinh dưỡng được phát triển dành cho người loãng xương và người có nguy cơ bị loãng xương.
- Trong sữa hạt thường chứa nhiều dưỡng chất như protein, chất béo khỏe mạnh, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Đây được xem là những thành phần quan trọng giúp cung cấp nguồn năng lượng và hỗ trợ các chức năng cơ bản cho cơ thể.
- Đặc biệt, trong thành phần sữa còn có chiết xuất vuốt quỷ, một thảo dược quý từ Nam Phi và được người dân ở châu lục này sử dụng thường xuyên trong hàng ngàn năm qua. Trong thành phần có tác dụng giảm đau, giảm viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, lupus và thoái hóa khớp. Harpogosides được xem là một hợp chất hữu cơ có hàm lượng cao, hơn nữa trong thành phần chiết xuất vuốt quỷ còn kích thích tế bào sụn khớp tăng tổng hợp chất nền sụn, giúp phục hồi sụn khớp bị tổn thương.
- Ngoài ra, một chất được tìm thấy trong tự nhiên đó là Glucosamine Sulfate, nó có tác dụng giảm đau xương khớp.
- Hơn thế nữa, thành phần trong sữa Hạt N1-MEALNUTS BONE JOINT còn cung cấp dinh dưỡng cần thiết và hỗ trợ giúp giảm đau, nhất là đối với những người viêm khớp đầu gối, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
- Một bộ đôi không thể thiếu trong thành phần này đó là Chondroitin Sulfate và D-Glucosamine Sulfate, nó có tác dụng điều trị, phục hồi các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là với những người cao tuổi. Dựa trên khả năng có thể ức chế các loại Enzym phá hủy sụn, đồng thời nó còn đóng vai trò như chất xúc tác phản ứng tổng hợp. Acid Hyaluronic được xem là một hoạt chất giúp hoạt động xương khớp diễn ra tốt hơn.
Sữa Hạt N1-MEALNUTS BONE JOINT với 100% chiết xuất tự nhiên
Link mua sản phẩm Sữa Hạt N1-Mealnuts Bone Joint tại đây
Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc giảm đau: Bác sĩ kê đơn thuốc giúp người bệnh loãng xương ở người cao tuổi giảm bớt triệu chứng đau nhức xương khớp, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày.
- Thuốc tăng mật độ xương: Dùng thuốc tăng mật độ xương để giúp xương được chắc khỏe hơn.
Nhìn chung, bệnh lý loãng xương ở người cao tuổi không quá nghiêm trọng, chỉ cần kết hợp điều trị thăm khám bác sĩ cùng với việc xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ là có thể khắc phục tình trạng loãng xương.