Ngày đăng: 16:20 17/02/2025 - Lượt xem: 176
Cây bách bệnh, một loại thảo dược có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Mật nhân, bá bệnh, tho nan,...từ xa xưa đã được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về cây bách bệnh bao gồm đặc điểm, thành phần hóa học, công dụng, cũng như tác dụng của nó đối với sức khỏe xương khớp.
Hình ảnh cây và lá cây bách bệnh
Cây bách bệnh có tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất (Simaroubaceae). Đây là một loại cây bụi nhỏ, thân mảnh, thường mọc thẳng đứng và không phân nhánh, cao khoảng 10m.
Vỏ thân cây có màu vàng ngà hoặc xám trắng. Lá cây thường mọc kép (lá kép dài tới 1m), thường có 30 - 40 lá chét đối xứng nhau (dài khoảng 5 - 20cm), mặt trên có màu xanh bóng, mặt dưới thường có màu trắng.
Cây mật nhân là một loại cây có hoa lưỡng tính, hoa có màu nâu đỏ, kích thước không lớn, mọc ở nách lá thành cụm hình chùy.
Quả cây mật nhân có hình trứng, khi chín có màu nâu đỏ.
Cây phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia và Indonesia. Tại Việt Nam, cây thường mọc ở vùng núi có độ cao dưới 1000m hay khu vực trung du, Tây Nguyên và các vùng đồi thấp.
Ngoại trừ hoa, tất cả các bộ phận của cây bá bệnh đều được sử dụng, bao gồm thân, vỏ thân, lá, rễ và quả. Trong đó, rễ được sử dụng phổ biến nhất để làm thuốc. Cây bá bệnh có thể thu hái quanh năm. Lá và quả được phơi khô ngay khi thu hoạch. Rễ và thân cây được chặt thành từng đoạn ngắn rồi phơi hoặc sấy khô.
Chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học mạnh mẽ. Một số hợp chất đáng chú ý bao gồm Eurycomanone, được tìm thấy nhiều nhất ở lá cây. Các nhà nghiên cứu đã đo được 6.0568 μg/mL Eurycomanone trong lá, và chỉ 0.3533 μg/mL trong rễ.
Rể cây bá bệnh thường có vị đắng, và Eurycomanone trong rễ cây thường ít hơn ở lá cây
Các thành phần hóa học của cây mật nhân được các nhà khoa học nghiên cứu và tìm thấy:
Có thể bạn quan tâm
>>Xem thêm: Top các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp.
Theo ghi chép trong y học cổ truyền, cây được sử dụng trong các bài thuốc dân gian hỗ trợ cải thiện tình trạng như:
Trong y học cổ truyền, rể cây mật thân được dùng để điều trị bệnh tê bì chân tay, xương yếu...
Theo một số tài liệu khoa học hiện đại, cây mật nhân (Eurycoma longifolia) chứa các hoạt chất như quassinoid và eurycomanone, được quan tâm nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực sức khỏe. Một số nghiên cứu bước đầu ghi nhận rằng:
Chiết xuất từ rễ cây có tiềm năng tác động lên ký sinh trùng sốt rét trong môi trường phòng thí nghiệm.
Được khảo sát về khả năng hỗ trợ tăng cường sinh lý nam giới, thông qua việc ảnh hưởng đến nồng độ testosterone tự do.
Một số nghiên cứu bước đầu đánh giá tác động đến tế bào ung thư tuyến tiền liệt trong mô hình thử nghiệm in vitro.
Có thể liên quan đến khả năng cải thiện trí nhớ và sự tập trung, theo một số kết quả sơ bộ.
Ghi nhận vai trò chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do.
Được quan tâm về khả năng hỗ trợ tăng cường miễn dịch và bảo vệ gan trong một số điều kiện thử nghiệm.
Một số tài liệu đề cập đến khả năng hỗ trợ duy trì sức khỏe xương khớp và ảnh hưởng đến chuyển hóa đường huyết.
? Lưu ý: Những thông tin trên mang tính tham khảo từ các nghiên cứu ban đầu, chưa đủ cơ sở để khẳng định hiệu quả điều trị. Sản phẩm từ cây mật nhân không thay thế thuốc chữa bệnh.
Trong các nghiên cứu khoa học hiện đại, cây bá bệnh giúp giảm viêm, tăng mật độ xương.
Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học tập trung vào tác dụng của cây bách bệnh đối với xương khớp, nhưng dựa trên các thông tin và nghiên cứu hiện có, có thể thấy cây bách bệnh có tiềm năng được nghiên cứu về tác động tích cực đến sức khỏe xương khớp.
Trong y học dân gian, cây bách bệnh được dân gian sử dụng trong các bài thuốc truyền thống nhằm cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, tê bì chân tay. Các nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy cây bách bệnh trong một số nghiên cứu ghi nhận hoạt tính chống viêm của cây trong điều kiện thử nghiệm. Đặc tính chống viêm của cây bách bệnh có thể có thể liên quan đến cải thiện cảm giác nhức mỏi và vận động, tuy chưa đủ bằng chứng lâm sàng.
Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu khoa học với quy mô lớn và phương pháp nghiên cứu chặt chẽ hơn để khẳng định tác dụng của cây bách bệnh đối với xương khớp . Eurycomanone, một hợp chất quan trọng trong cây bách bệnh, Một số tài liệu đặt giả thuyết về mối liên hệ giữa testosterone và mật độ xương, tuy cần nghiên cứu sâu hơn.
>>Xem thêm: Blog chăm sóc sức khỏe
Cây bách bệnh có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
Cây mật thân được ứng dụng nhiều vào các bài thuốc dân gian để trị: Viêm da, đầy bụng, rối loạn kinh nguyệt...
Trong y học cổ truyền, cây mật nhân được sử dụng kết hợp với các thảo dược khác trong nhiều bài thuốc dân gian với mục đích cải thiện thể trạng, hỗ trợ sức khỏe toàn diện. Dưới đây là một số cách ứng dụng phổ biến:
Làm nước tắm thảo dược: Lá cây tươi được nấu lấy nước dùng để tắm, giúp làm dịu da khi có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Kết hợp trong bài thuốc cổ truyền giúp ăn uống dễ tiêu: Một số vị thuốc như phục linh, trần bì, đậu khấu... thường được phối hợp cùng phần vỏ cây mật nhân, tạo thành bài thuốc hỗ trợ tiêu hóa được lưu truyền trong dân gian.
Ứng dụng trong bài thuốc dành cho phụ nữ: Rễ cây từng được nhắc đến trong một số bài thuốc cổ phương dành cho phụ nữ có thể trạng yếu, khí huyết chưa điều hòa.
Phối hợp với dược liệu khác trong các bài thuốc cổ truyền dành cho nam giới: Một số bài thuốc dân gian sử dụng lá mật nhân, nhân sâm, linh chi... được cho là có lợi cho nam giới, đặc biệt về sức khỏe tổng thể.
Tham khảo trong các bài thuốc cổ phương giúp bồi bổ cơ thể: Rễ và thân cây mật nhân đôi khi được phối hợp với các dược liệu như đậu đen, hà thủ ô, tang chi, rễ cỏ xước… trong những bài thuốc dân gian giúp cải thiện thể trạng, tăng sức đề kháng.
? Lưu ý: Các bài thuốc dân gian chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng nên có sự tư vấn từ lương y hoặc chuyên gia y học cổ truyền. Không nên tự ý áp dụng nếu chưa có đánh giá từ người có chuyên môn.
>>Xem thêm: Top 10 cây thuốc nam chữa bệnh xương khớp.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NANO GROUP
Địa chỉ: Nhà số 3 - số 5, Đường số 2, KDC Đồng Phượng - P. Đông Hưng Thuận - Quận 12 - TP Hồ Chí Minh.
Gmail: cskh@nanogroups.vn
Hotline: 19008125
Tư vấn: 0345.722.599