0

Người bị bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Ngày đăng: 14:51 03/06/2024 - Lượt xem: 57

Có thể nói, bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và kiểm soát chế độ ăn và sinh hoạt khoa học thì tuổi thọ sẽ được nâng cao? Vậy bị bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé!
Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bị bệnh tiểu đường

Dù mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 thì việc chẩn đoán sớm hoặc muộn hay mức độ biến chứng, có mắc kèm bệnh khác không sẽ quyết định bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm. Đặc biệt, biến chứng của bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, tuy nhiên điều này lại rất ít người biết để đưa ra cách phòng ngừa. 

Khi mạch máu và hệ thống thần kinh bị tổn thương do đường huyết tăng sẽ có nguy cơ gây ra các biến chứng như: 

  • Biến chứng về bệnh tim mạch, bệnh suy thận, bệnh võng mạc,...
  • Biến chứng thần kinh tự chủ và thần kinh ngoại vi như tê bì, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp.
  • Biến chứng nhiễm trùng do vết loét, vết thương hở chậm lành hay một số trường hợp buộc phải cắt chi với trường hợp nặng.

Yếu tố do ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh tiểu đường

Yếu tố do ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh tiểu đường đó là bệnh tim mạch, bệnh suy thận

Dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường giai đoạn cuối như thế nào?

Trong giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường, mục tiêu của điều trị không còn chỉ là duy trì mức đường huyết trong phạm vi nhất định mà còn giữ cho bệnh nhân thoải mái nhất có thể. Điều quan trọng nhất là người trong gia đình phải biết cách nhận biết và xử lý kịp thời các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối cũng như biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm có thể xảy ra. 

Bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề như: tiểu nhiều, buồn ngủ kéo dài, dễ mắc nhiễm trùng, cảm giác khát nước không ngừng, cơn đói không dứt, cảm giác mệt mỏi kéo dài, vết thương chậm lành, đánh trống ngực và nhiều triệu chứng khác như tê ngón tay, ngứa da hay cáu kỉnh.

Trong giai đoạn này, mục tiêu đó là giảm nhẹ những triệu chứng này và tăng cường sự thoải mái cho bệnh nhân, thay vì chỉ tập trung vào việc kiểm soát đường huyết. Điều này là do việc duy trì mức đường huyết ổn định có thể trở nên khó khăn, khi chỉ số đường huyết biến động quá mức. Vì vậy, trong giai đoạn này, việc giảm nhẹ triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống sẽ trở nên quan trọng hơn việc duy trì mức đường huyết trong phạm vi an toàn.

Vậy bệnh tiểu đường sống được bao lâu? Tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu? Cùng giải đáp ngay bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường có di truyền không và cách sàng lọc bệnh

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Nhiều người không khỏi hoang mang về việc bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Bởi lẽ căn bệnh này đi theo người bệnh suốt quãng đường còn lại. 

Bệnh tiểu đường được chia thành 3 thể đó là: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường tuýp 2 là thể phổ biến nhất và chiếm khoảng 90% và 10% còn lại là tiểu đường tuýp 1. Còn tiểu đường thai kỳ thì chỉ xảy ra ở những mẹ bầu và nó sẽ biến mất sau khi sinh con. 

Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường type 1

Theo ghi nhận của Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc cho biết, thời gian sống trung bình của người bị bệnh tiểu đường type 1 sẽ khoảng từ 63 - 65 năm, ít hơn sơ với người thường khoảng 20 năm. Tuy nhiên, người bệnh cũng đừng lo lắng quá, vì với sự tiến bộ của y khoa cũng như tay nghề của bác sĩ,  bệnh nhân tiểu đường có thể kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Theo các chuyên gia cho biết, nữ giới mắc bệnh tiểu đường type 1 thì tuổi thọ sẽ giảm đi 13 tuổi và ở nam giới sẽ là 11 tuổi. 

 Thời gian sống trung bình của người bị bệnh tiểu đường type 1 sẽ khoảng từ 63 - 65 năm

 Thời gian sống trung bình của người bị bệnh tiểu đường type 1 sẽ khoảng từ 63 - 65 năm

Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường type 2

Thông thường, so với người bệnh tiểu đường type 1 thì tuổi thọ người bị bệnh tiểu đường type 2 kéo dài hơn. Người bệnh tiểu đường type 2 sẽ bị giảm từ 5 - 10 năm tuổi thọ so với những người bình thường khác. 

Vì vậy, việc nắm rõ tình trạng bệnh cũng như có phương pháp điều trị phù hợp và thay đổi lối sống khoa học sẽ giúp tăng tuổi thọ một cách đáng kể. 

Biện pháp để phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả

Việc chủ động kiểm soát đường huyết càng sớm thì tuổi thọ của người bệnh tiểu đường sẽ càng có cơ hội kéo dài hơn. Bằng cách đạt được lượng đường trong máu được khuyến nghị sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng phát sinh do có quá nhiều glucose trong máu.

Những nguyên tắc để kiểm soát lượng đường trong máu cũng như ngăn chặn biến chứng nghiêm trọng xảy ra của bệnh tiểu đường như:

Điều chỉnh lối sống tốt cho người bị tiểu đường

  • Chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh: Người bệnh nên tìm hiểu chế độ dinh dưỡng và giảm ăn những thực phẩm chứa đường như cơm, bún, miến, nước ép trái cây, kẹo, bánh mì sandwich, bánh quy,... Ngoài ra nên ăn nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu để tránh tăng đường huyết. Thay vào đó, người bệnh nên ưu tiên uống các loại ngũ cốc nguyên hạt và chất xơ từ rau củ quả tươi.
  • Chế độ tập luyện: Duy trì tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài thể dục có cường độ vừa phải, có thể tập 5 ngày/tuần, giảm cân và luôn giữ tinh thần thoải mái, điều này sẽ giúp người bệnh nhanh đạt được mục tiêu ổn định đường huyết và kiểm soát biến chứng. Ngoài ra, bạn nên kết hợp vận động vào thói quen hàng ngày như đi thang bộ thay thang máy, bơi lội, lau nhà, chăm sóc vườn,...
  • Chỉ định của bác sĩ: Người bệnh nên theo dõi, tuân thủ và phối hợp tốt cùng bác sĩ điều trị. Nên nhớ, bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm sẽ còn phụ thuộc vào những thay đổi bất thường của lượng đường trong máu có được xử trí kịp thời để tránh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và tránh ăn những thực phẩm chứa đường 
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và tránh ăn những thực phẩm chứa đường
 

Kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm

Trong quá trình điều trị, nhiều bệnh lý trong cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng tiểu đường. Vì vậy, bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm sẽ còn tùy thuộc vào việc người bệnh có kiểm soát các bệnh lý mắc kèm tốt chưa? Đối với những người bị huyết áp cao, mỡ máu hoặc các vấn đề liên quan về thận cần trao đổi với bác sĩ kỹ hơn để có thể đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời. Ngoài thuốc hạ đường huyết thì bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc tim mạch, lợi tiểu để giúp bệnh nhân có thể giảm rủi ro biến chứng xảy ra. 

Kiểm soát tốt các bệnh lý mắc kèm
Bên cạnh thuốc hạ đường huyết thì bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc tim mạch, lợi tiểu để giúp bệnh nhân có thể giảm rủi ro biến chứng

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với những người bệnh tiểu đường. Việc hạn chế carbohydrate, sử dụng chất béo tốt và cung cấp đủ protein là chìa khóa để kiểm soát lượng đường huyết một cách tốt nhất.

Sữa hạt N1-Mealnuts Diapro dòng là sản phẩm được thiết kế đặc biệt để cung cấp dinh dưỡng an toàn cho người bị tiểu đường và bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Thành phần của N1-Mealnuts Diapro bao gồm:

  • Non-dairy creamer: Tạo độ béo và hương vị hấp dẫn mà không chứa lactose, thích hợp cho những người không dung nạp lactose và người ăn chay.
  • Omega 3 và Omega 6: Các axit béo không bão hòa quan trọng hỗ trợ giảm viêm, cải thiện chức năng tim mạch và duy trì hoạt động của não bộ.
  • MUFA (Monounsaturated Fatty Acids) và PUFA (Polyunsaturated Fatty Acids): Các chất béo tốt hỗ trợ giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch và hỗ trợ chức năng não.
  • Isolate soy protein: Protein từ đậu nành đã được loại bỏ các thành phần không cần thiết, cung cấp protein chất lượng cao, giúp xây dựng cơ bắp và duy trì sức khỏe tổng thể.
  • Chất xơ (Inulin): Cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và giúp điều hòa đường huyết.
  • Hỗn hợp bột các loại gồm Đậu xanh, Gạo lứt, Yến mạch, Đậu đỏ, Đậu hà lan, Bí đỏ, Óc chó, Hồ đào, Hạt dẻ cười, Ý dĩ, Đậu phộng: Cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, tăng cường năng lượng và sức khỏe toàn diện.
  • Sữa non/Colostrum: Giàu kháng thể và yếu tố tăng trưởng, hỗ trợ hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
  • Chiết xuất dây thìa canh (Gymnema sylvestre extract): Hỗ trợ kiểm soát đường huyết, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.

Sữa N1-Mealnuts Diapro tốt cho người tiểu đường
Sữa N1-Mealnuts Diapro tốt cho người tiểu đường

>> Tham khảo link mua sản phẩm tại đây: 

https://nanogroups.vn/sua-tieu-duong-mealnuts-diapro-b47

Hạn chế carbohydrate 

  • Chọn các nguồn carbohydrate có chỉ số đường huyết (GI) thấp: Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như các loại bánh mì trắng, bánh ngọt, bánh quy, bánh kem, khoai tây, gạo trắng và sản phẩm làm từ lúa mạch trắng. Thay vào đó, nên ưu tiên các nguồn carbohydrate có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt, yến mạch, lúa mạch nguyên hạt và các loại ngũ cốc hạt.
  • Kiểm soát lượng carbohydrate trong khẩu phần: Người bệnh tiểu đường nên tìm hiểu lượng carbohydrate tối đa mà họ được tiêu thụ mỗi ngày. Thông thường nằm trong khoảng 45-60 gram carbohydrate mỗi bữa ăn, tổng năng lượng carbohydrate tương ứng khoảng 50% so với tổng năng lượng trong một ngày. Tuy nhiên điều này còn tùy vào tình trạng bệnh như thế nào?

Chất béo

  • Ưu tiên chất béo không bão hòa: như dầu olive, dầu hướng dương, dầu hạt lanh và dầu cây lưu ly, vì nó chứa các acid béo không bão hòa có lợi cho tim mạch.
  • Hạn chế chất béo bão hòa: Không nên tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa, thông thường nó có trong mỡ động vật và những loại thực phẩm chế biến công nghiệp như bơ, thịt đỏ nhiều mỡ, kem và những sản phẩm từ sữa béo.

Protein

  • Đáp ứng nhu cầu protein đủ: Cung cấp lượng protein đủ theo mức khuyến nghị cho người trưởng thành, khoảng 1 g protein/kg trọng lượng cơ thể/ngày. Tuy nhiên, nếu có bệnh lý thận đi kèm thì hãy điều chỉnh theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng nguồn protein thực phẩm: Chọn nguồn protein từ các loại cá, gia cầm, đậu hạt, đậu phụ và các sản phẩm sữa không béo để đảm bảo an toàn.

Người bệnh tiểu đường nên cung cấp các loại thực phẩm giàu protein
Người bệnh tiểu đường nên cung cấp các loại thực phẩm giàu protein

Rau củ quả

  • Ưu tiên rau củ quả: Tăng cường ăn rau củ quả như các loại rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh, rau xà lách,.... Bởi trong rau củ quả có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ rất tốt cho cơ thể.
  • Cung cấp chất xơ đầy đủ: Người bệnh nên thêm vào khẩu phần ăn các loại rau chất xơ như: rau muống, cải thảo, cà rốt, cà chua và ớt để giúp cải thiện hệ tiêu hóa cũng như giúp kiểm soát đường huyết tốt. 
  • Hạn chế muối: Giảm sử dụng muối trong nấu ăn và tránh những loại thực phẩm chế biến công nghiệp có chứa nhiều muối gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Các loại hạt: Bổ sung những loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ, hạt mắc ca, hạt lanh,... bởi đây là những loại hạt giàu chất xơ và dưỡng chất có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhưng lưu ý nên ăn hạt ở lượng vừa phải để có thể kiểm soát lượng calo tiêu thụ.
  • Trứng: Lưu ý nên tiêu thị trứng một cách vừa phải bởi trứng cung cấp nhiều dưỡng chất tốt nhất là protein và chất béo không bão hòa. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng, chỉ nên ăn 1 quả trứng mỗi ngày để hạn chế vượt quá lượng cholesterol tiêu thụ hàng ngày. 
  • Uống nước: Đây là điều cần thiết đối với những người bệnh tiểu đường. Nên uống đủ nước để có thể cơ thể luôn được cân bằng nước và giúp kiểm soát đường huyết.
  • Luyện tập đều đặn: Ngoài chế độ ăn uống thì việc kết hợp với tập thể dục điều đặn sẽ là cách tốt nhất để giúp cải thiện cường độ đường trong máu cũng như giảm nguy cơ phát triển biến chứng cho người bệnh tiểu đường. 

 

Có thể thấy rằng bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm còn phụ thuộc phần lớn vào chế độ chăm sóc và điều trị bệnh tiểu đường của bệnh nhân. Nếu biết cách duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học và chăm chỉ vận động điều độ cũng như tuân thủ theo các nguyên tác của bác sĩ thì tuổi thọ của người bệnh sẽ được gia tăng đáng kể.

Gọi ngay: 19008125