Béo phì độ 2: Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp

Ngày đăng: 15:15 04/06/2024 - Lượt xem: 242

Béo phì là một trạng thái tích tụ mỡ vượt quá mức bình thường, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong các loại béo phì thì béo phì độ 2 là một trong những loại phổ biến nhất. Nếu bạn cũng quan tâm đến chủ đề này, thì hãy cùng NANOGROUP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Béo phì độ 2 là gì?

Để hiểu về béo phì và các cấp độ của nó, trước hết ta cần nhận biết béo phì là gì. Đây là tình trạng cơ thể tích tụ chất béo vượt quá mức cần thiết, tích tụ này có thể xảy ra dưới da hoặc quanh các cơ quan nội tạng, gây ảnh hưởng đến vóc dáng và sức khỏe. 

Nguyên nhân gây ra béo phì rất đa dạng, từ chế độ ăn uống không cân đối, thiếu vận động, bệnh lý, đến yếu tố di truyền. Bất kể nguyên nhân nào, tình trạng béo phì đều tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng cho sức khỏe, vì vậy việc cải thiện tình trạng này là rất quan trọng.

Béo phì độ 2 là tình trạng lượng mỡ thừa vượt quá mức bình thường của cơ thể
Béo phì độ 2 là tình trạng lượng mỡ thừa vượt quá mức bình thường của cơ thể

Nguyên nhân gây ra béo phì độ 2

Có nhiều yếu tố gây ra béo phì độ 2 phổ biến hiện nay như sau:

- Yếu tố di truyền: Ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và dự trữ chất béo.

- Tuổi tác: Khi lớn tuổi, khối lượng cơ bắp giảm đi và tốc độ trao đổi chất chậm lại, dẫn đến việc dễ tăng cân hơn.

- Thiếu ngủ: Việc không ngủ đủ giấc có thể thay đổi hormone và làm tăng cảm giác đói, thèm ăn các loại thực phẩm có năng lượng cao.

- Căng thẳng: Có thể kích hoạt sản xuất hormone và làm tăng khẩu phần ăn, cũng như tích tụ chất béo trong cơ thể.

- Mang thai: Tăng cân khi mang thai có thể khó giảm và góp phần vào tình trạng béo phì.

- Một số bệnh liên quan: Các bệnh như hội chứng chuyển hóa, cao huyết áp, lượng đường trong máu cao, mỡ thừa quanh eo, viêm xương khớp, hội chứng buồng trứng đa nang, hội chứng Prader-Willi, hội chứng Cushing và suy giáp cũng có thể gây ra tình trạng béo phì.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân khiến nhiều trẻ em béo phì

Một trong số những nguyên nhân gây ra béo phì độ 2 là do thiếu ngủ, căng thẳng.
Một trong số những nguyên nhân gây ra béo phì độ 2 là do thiếu ngủ, căng thẳng.

Triệu chứng của béo phì độ 2

Các dấu hiệu của béo phì độ 2 thường xuất hiện ở người trưởng thành bao gồm:

  • Tích tụ mỡ thừa, đặc biệt là quanh vùng eo.
  • Hụt hơi và cảm giác mệt mỏi dễ xuất hiện.
  • Đổ mồ hôi nhiều hơn so với bình thường.
  • Ngủ ngáy và khó ngủ có thể là một phần của triệu chứng.
  • Vấn đề về da, do độ ẩm tích tụ trong các nếp gấp trên cơ thể.
  • Khả năng thực hiện các hoạt động thể chất đơn giản giảm đi.
  • Đau ở các vị trí thường là ở lưng và khớp.
  • Các vấn đề tâm lý như suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm và căng thẳng cũng có thể phát sinh.

>>> Nếu như bạn đang phân vân tình trạng béo phì của mình liệu có phải ở độ 1 hay không thì hãy cùng Nano Group quay lại chủ đề về các dấu hiệu nhận biết về béo phì độ 1 nhé!

Triệu chứng thường gặp của béo phì độ 2 là tích tụ mỡ đặc biệt là quanh vùng eo.
Triệu chứng thường gặp của béo phì độ 2 là tích tụ mỡ đặc biệt là quanh vùng eo.

Chẩn đoán bệnh béo phì độ 2

Để đưa ra chẩn đoán về béo phì độ 2, cần sử dụng các phương pháp đo lường chính xác hơn về lượng mỡ và vị trí của mỡ trong cơ thể. Các phương pháp này bao gồm:

  • Đo độ dày của nếp gấp da.
  • So sánh tỷ lệ vòng eo so với vòng hông.
  • Sử dụng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA) để đo lường tỉ lệ mỡ trong cơ thể.
  • Thực hiện các xét nghiệm sàng lọc khác như siêu âm, CT scan, MRI.
  • Kiểm tra mức độ cholesterol và glucose trong máu.
  • Đánh giá chức năng gan.
  • Tiến hành tầm soát bệnh tiểu đường.
  • Kiểm tra chức năng của tuyến giáp.
  • Thực hiện các xét nghiệm tim như điện tâm đồ.

Số đo lượng mỡ quanh vùng eo cũng là một chỉ số quan trọng dự báo về nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì. Do đó, việc giảm cân để đạt được một trọng lượng cân nặng hợp lý và duy trì sức khỏe là rất quan trọng để tránh các vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì.

Đo độ dày của nếp gấp da là một trong những cách chẩn đoán béo phì độ 2
Đo độ dày của nếp gấp da là một trong những cách chẩn đoán béo phì độ 2

Cách điều trị béo phì độ 2 hiệu quả

Điều trị béo phì độ 2 thường bao gồm các biện pháp như sau:

  • Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, kiểm soát lượng calo theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
  • Thực hiện các hoạt động thể chất thường xuyên, đặc biệt là cho người lớn tuổi, bao gồm hoạt động với cường độ vừa phải tối thiểu 150 phút mỗi tuần, chẳng hạn như đi bộ nhanh, đạp xe, hoặc bơi lội.
  • Tham gia vào các chương trình kiểm soát cân nặng tại địa phương
  • Sử dụng thuốc orlistat theo chỉ định của bác sĩ, nếu cần thiết. Thuốc này giúp giảm lượng chất béo cơ thể hấp thụ trong quá trình tiêu hóa. Nếu orlistat không hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất sử dụng thuốc liraglutide để giúp cơ thể cảm thấy no và ít đói hơn.
  • Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật giảm cân tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân.

Các biến chứng của béo phì độ 2

Béo phì có thể dẫn đến nhiều rối loạn sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:

  • Tăng huyết áp và các vấn đề liên quan đến tim mạch, như đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
  • Nồng độ cholesterol cao, có thể gây ra các vấn đề về động mạch vàng và các biến chứng như đột quỵ.
  • Bệnh đái tháo đường type 2.
  • Nguy cơ tăng cao về một số loại ung thư.
  • Hen suyễn và khó kiểm soát triệu chứng của nó.
  • Bệnh thận do áp lực máu cao kéo dài gây tổn thương.
  • Viêm xương khớp do căng thẳng quá mức lên khớp, xương và cơ. ( Xem thêm: uống nước gì tốt cho xương khớp)
  • Bệnh túi mật.
  • Ngưng thở khi ngủ do tích tụ chất béo ở vùng cổ và lưỡi.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), được kích thích bởi áp lực của trọng lượng dư thừa đẩy vào van giữ dạ dày.

Viêm xương khớp do áp lực của trọng lượng quá mức lên khớp, xương và cơ.
Viêm xương khớp do áp lực của trọng lượng quá mức lên khớp, xương và cơ.

 

Vừa rồi, NANOGROUP đã cung cấp các thông tin về béo phì độ 2 và các biến chứng có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Hy vọng có thể giúp bạn tầm soát được bệnh, điều trị sớm để có một sức khỏe tốt. Ngoài ra, bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh cũng như thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm tạo một thói quen sinh hoạt tốt nhé!

#Facebook
Gọi ngay: 19008125