0

Trẻ em béo phì: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày đăng: 14:28 04/06/2024 - Lượt xem: 39

Việc ăn uống quá mức kèm theo lười vận động đã dẫn đến tình trạng trẻ em béo phì. Tỷ lệ bệnh này đang tăng cao đặc biệt ở các nước phát triển. Béo phì không chỉ làm xấu về ngoại hình mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục bệnh thế nào, cùng Nanogroup tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây! 

Bệnh béo phì ở trẻ em là gì?

Bệnh béo phì ở trẻ em là tình trạng tích lũy quá nhiều mỡ ở cổ, ở bụng và các cơ quan làm cho thể trạng vượt quá mức so với bình thường. Trẻ béo phì sẽ có cân nặng không phù hợp với chiều cao và độ tuổi. Hiện nay, việc xác định trẻ bị béo phì hay không thường dựa theo chỉ số khối cơ thể (BMI). 

                        Trẻ em bị bệnh béo phì                     

Trẻ em bị bệnh béo phì 

Tại sao trẻ em béo phì?

Tình trạng trẻ bị béo phì do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một vài nguyên do cần lưu ý: 

Chế độ ăn và vận động không hợp lý

Ăn uống không đúng cách là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trẻ em béo phì, chiếm khoảng 80%. Trẻ ăn thường xuyên đồ chứa chất béo, đồ ăn nhanh chiên dầu mỡ, các loại chất bột đường như bánh kẹo, nước ngọt,... Khi ăn quá nhiều, dưỡng chất và năng lượng dư mà cơ thể không sử dụng sẽ chuyển hóa thành mỡ tích tụ ở các cơ quan. 

Bên cạnh chế độ ăn uống quá mức, trẻ em có xu hướng lười vận động, không chịu tập thể dục hay chơi các môn thể thao. Cơ thể hạn chế vận động sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn. Từ đó, các dưỡng chất cung cấp từ bên ngoài vào sẽ chuyển thành mỡ tích lũy ở các mô và cơ quan. 

 Ăn nhiều đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ dẫn đến trẻ em béo phì           
 
Ăn nhiều đồ ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ dẫn đến trẻ em béo phì 

Yếu tố di truyền 

Nhiều nghiên cứu chứng minh cho thấy nếu gia đình có cha, mẹ bị béo phì thì con sinh ra có khả năng mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, yếu tố do di truyền thường ít, chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh. 

Do bệnh lý 

Nếu trẻ em uống bình thường nhưng vẫn thừa cân, béo phì thì có thể đang mắc bệnh lý nào đó. Một số bệnh lý thường gặp có biểu hiện béo phì như suy giáp trạng, bệnh cường năng tuyến thượng thận, thiểu năng sinh dục. Bên cạnh đó, trẻ thường xuyên sử dụng thuốc Corticoid cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì. 

Các tác hại của béo phì gặp ở trẻ em

Trẻ em béo phì không chỉ thay đổi về ngoại hình mà còn ảnh hưởng nhiều đến cơ quan bên trong dẫn đến các bệnh. Tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em phải kể đến gồm những vấn đề sau. 

Suy giảm hệ miễn dịch

Trẻ béo phì có lượng mỡ tích tụ lớn làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông và trao đổi chất trong cơ thể. Các tế bào được coi là hàng rào bảo vệ bị yếu đi làm cho hệ miễn dịch suy giảm. Do vậy, trẻ bị bệnh béo phì sẽ nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh hơn so với trẻ bình thường. 

                Trẻ béo phì dễ bị bệnh do hệ miễn dịch suy giảm         
Trẻ béo phì dễ bị bệnh do hệ miễn dịch suy giảm 

Bệnh tiểu đường

Trẻ em béo phì dễ bị bệnh tiểu đường hơn bởi hormon insulin (loại hormon giúp chuyển hóa đường vào trong tế bào) kém hoạt động. Từ đó, lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

>>> Xem thêm: Đặc điểm nước tiểu của người bị tiểu đường như thế nào

Dậy thì sớm

Một số nguyên cứu cho thấy, hormone leptin được tiết ra từ các tế bào mỡ liên quan đến chức năng sinh sản. Nếu hormone này trong cơ thể nhiều sẽ dẫn đến trẻ dậy thì sớm hơn. Vì thế, trẻ thừa cân, mỡ tích trữ trong cơ thể lớn sẽ có nguy cơ bị dậy thì sớm. 

Bệnh xương khớp

Béo phì có lượng mỡ tích tụ ở các vị trí cơ quan, trọng lượng cơ thể lớn gây sức ép lên các khung xương. Hệ xương khớp phải chịu áp lực cao hơn bình thường, đặc biệt vị trí xương đùi, xương ở vùng đầu gối. Từ đó, cơ thể dễ gặp các bệnh về xương khớp như viêm đau, thoái hóa khớp,... Ngoài ra, béo phì gây khó khăn hơn trong việc vận động nên dẫn đến lười không chịu hoạt động làm hệ khớp yếu đi. 

>>> Xem thêm:  Mẹo chữa đau nhức xương khớp

Bệnh lý tim mạch

Người béo phì có hàm lượng cholesterol và lipid trong máu cao dễ dàng dẫn đến bệnh về tim mạch. Hơn nữa, lượng mỡ trong cơ thể tập trung nhiều ở các mô và cơ quan, trong đó có tim. Mỡ bao quanh tim làm hạn chế sự co bóp, cản trở quá trình vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. 

Bệnh hô hấp

Béo phì thường có mỡ tích tụ ở cổ làm cho đường thở bị chèn ép, rối loạn quá trình trao đổi khí trong cơ thể. Vì vậy, chức năng hoạt động của phổi bị ảnh hưởng và tăng nguy cơ bệnh về hô hấp như hen làm khó thở. 

Bệnh tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của trẻ béo phì thường yếu hơn, hệ thống lợi khuẩn kém. Từ đó, trẻ dễ gặp các bệnh về tiêu hóa như giảm nhu động ruột làm đầy bụng khó tiêu, bệnh ở túi mật, gan nhiễm mỡ,... 

Tác động đến tâm lý trẻ

Trẻ em béo phì có kích thước cơ thể lớn, vận động bị hạn chế nên thường cảm thấy tự ti, ngại ngùng khi ra ngoài. Trẻ hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh, lâu dần ảnh hưởng đến tâm lý dễ bị trầm cảm. 

 Trẻ em béo phì dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý                               
 Trẻ em béo phì dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý 

Xác định độ béo phì ở trẻ em theo chỉ số BMI

Chỉ số BMI hay chỉ số khối cơ thể là chỉ số đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ, đánh giá béo phì. Chỉ số này thể hiện rõ mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao. Công thức tính BMI được áp dụng là:  

BMI = Cân nặng (kg) : (Chiều cao (m) x chiều cao (m)) 

Sau khi tính xong theo công thức, chỉ số thu được sẽ đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi (từ 2 tuổi đến 20 tuổi). Dựa theo biểu đồ có thể xác định được trẻ đang nằm trong khoảng nào, có bị béo phì hay không. 

Biện pháp phòng bệnh béo phì ở trẻ em

Bệnh béo phì ở trẻ có nhiều tác hại không chỉ về thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần. Vì vậy, cần phải phòng chống bệnh béo phì ở trẻ để tỷ lệ bệnh này nhanh chóng giảm đi. Dưới đây là các biện pháp cần nắm vững: 

  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Cần phối hợp cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trẻ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ. Trẻ cần ăn đúng và đủ bữa, hạn chế ăn khuya. 
  • Khuyến khích trẻ vận động: Cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao để rèn luyện thể chất. Hoạt động thể lực giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt hơn, cơ xương chắc khỏe, phát triển chiều cao. Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động tập thể giúp trẻ kết nối, hòa đồng với mọi người xung quanh. 
  • Theo dõi thể trạng của trẻ: Nên cho trẻ kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát được cân nặng, mức độ phát triển của cơ thể. Điều này giúp phòng chống được bệnh béo phì hay gặp ở trẻ. 

>>> Xem thêm: TOP 10+ Sữa cho trẻ thừa cân béo phì tốt nhất

               Xây dựng chế độ ăn hợp lý đủ dinh dưỡng để phòng chống béo phì 
Xây dựng chế độ ăn hợp lý đủ dinh dưỡng để phòng chống béo phì 

Bài viết trên đây phần nào giúp bạn biết về nguyên nhân cũng như tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em. Nanogroup mong rằng, mỗi gia đình cần có cách chăm sóc cho con trẻ hợp lý để giảm tình trạng trẻ em béo phì phổ biến hiện nay.

Gọi ngay: 19008125