Đặc điểm nước tiểu của người bị tiểu đường như thế nào

Ngày đăng: 14:09 03/06/2024 - Lượt xem: 410

Bệnh tiểu đường đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa, gây ra nhiều diễn biến khó lường. Để phòng tránh căn bệnh này, bạn có thể thường xuyên theo dõi trạng thái của nước tiểu. Bởi nước tiểu của người bị tiểu đường sẽ có những khác thường rõ rệt so với người thường. Hãy cùng NANOGROUP tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết sau.

Tiểu đường là bệnh gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường là một tình trạng rối loạn chuyển hóa không đồng nhất khiến cho lượng đường huyết tăng cao trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thiếu hoặc thừa insulin. Nếu mắc phải chứng tiểu đường nhưng có thể kiểm soát được lượng đường trong máu và theo dõi đều đặn diễn biến căn bệnh thì lượng đường huyết sẽ dần được duy trì trong mức an toàn gần giống như người bình thường.

Tùy thuộc vào đặc điểm và tiến triển của bệnh mà tiểu đường có thể được phân loại thành các loại như đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2, đái tháo đường thứ phát và đái tháo đường thai kỳ.

Tiểu đường là tình trạng đường huyết có lượng đường tăng cao
Tiểu đường là tình trạng đường huyết có lượng đường tăng cao

Đặc điểm màu sắc nước tiểu của người bị tiểu đường

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đường và có thể được nhận biết thông qua màu sắc của nước tiểu.

Do hàm lượng đường trong máu cao

Thường thì tuyến tụy sản xuất hormone insulin để điều tiết và duy trì mức đường trong máu ở mức ổn định. Tuy nhiên, ở những người mắc tiểu đường, cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin một cách hiệu quả dẫn đến tình trạng tăng đường trong máu.

Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu và loại bỏ các chất thải dư thừa khỏi cơ thể. Khi mức đường trong máu tăng cao thì bắt buộc thận phải loại bỏ đường dư thừa thông qua nước tiểu. Điều này làm cho nước tiểu của những người mắc tiểu đường trở nên đục hơn so với những người khỏe mạnh.

Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến bệnh tiểu đường

Biến chứng thận hư do tiểu đường

Khi thận phải hoạt động liên tục trong thời gian dài để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu cao do tiểu đường sẽ gây ra các biến chứng ở thận, thậm chí dẫn đến bệnh thận mãn tính.

Trong trường hợp này, các phân tử lớn như protein có thể vượt qua màng thận và xuất hiện trong nước tiểu. Sự hiện diện của protein trong nước tiểu làm cho nước tiểu trở nên đục hơn so với bình thường.

>>> Xem thêm: Làm xét nghiệm máu có phát hiện tiểu đường không?

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Màu nước tiểu trở nên đục có thể là do đường tiết niệu bị nhiễm trùng vì bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở khu vực này. Hệ miễn dịch sẽ phát ra tế bào bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Những tế bào này khi chết sẽ được cơ thể loại bỏ qua nước tiểu gây ra tình trạng nước tiểu có màu đục.

Ngoài ra, trong trường hợp nhiễm trùng, tế bào có thể sản xuất dịch nhầy mủ (đôi khi chứa máu) cũng là một nguyên nhân gây đục màu nước tiểu.

Tiểu đường cũng có thể xuất phát từ nhiễm trùng đường tiết niệu
Tiểu đường cũng có thể xuất phát từ nhiễm trùng đường tiết niệu

Nước tiểu của người bị tiểu đường có vị gì?

Bệnh tiểu đường được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1500 trước Công nguyên. Vào khoảng năm 600 trước Công nguyên, các bác sĩ đã ghi nhận rằng kiến được thu hút bởi đường trong nước tiểu của những người bệnh. Năm 1674, bác sĩ người Anh Thomas Willis đã mô tả nước tiểu của những bệnh nhân tiểu đường như "ngọt như tẩm mật ong hoặc đường".

Nước tiểu của người bị tiểu đường có mùi gì?

Bên cạnh màu sắc, bạn có thể nhận biết tiểu đường qua mùi của nước tiểu. Nếu nước tiểu của bạn có mùi ngọt hoặc mùi trái cây, có khả năng bạn đang mắc tiểu đường. Bởi glucose sẽ bắt đầu rò rỉ vào nước tiểu để thải ra ngoài khi quá dư thừa.

Đối với những người đang điều trị tiểu đường, mùi ngọt trong nước tiểu có thể chỉ ra rằng mức đường huyết chưa được kiểm soát tốt. Nước tiểu có mùi ngọt cũng có thể xuất phát từ sự dư thừa ceton trong máu do ăn kiêng quá mức hoặc các vấn đề chuyển hóa khác.

Ở một số người, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường nên nếu bạn đột nhiên cảm thấy nước tiểu đục và có mùi ngọt thì hãy đi khám ngay.

Nước tiểu người bị bệnh tiểu đường có mùi ngọt hơn bình thường
Nước tiểu người bị bệnh tiểu đường có mùi ngọt hơn bình thường

Cách phòng tránh biến chứng do tiểu đường

Một phương pháp hiệu quả để điều trị các vấn đề về bàng quang do tiểu đường gây ra là thực hiện điều trị tổng thể cho căn bệnh này. Khi bạn mắc tiểu đường, bác sĩ sẽ đề xuất một kế hoạch điều trị riêng cho bạn. Nhìn chung, các phương pháp điều trị phổ biến cho tiểu đường bao gồm:

Theo dõi chế độ ăn uống và lượng đường trong máu

Những người mắc bệnh tiểu đường cần quản lý những gì được dung nạp vào cơ thể để theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu, đảm bảo rằng nó không cao hoặc thấp quá. Bạn nên bổ sung nhiều trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống hàng ngày vì những thực phẩm này chứa ít đường và carbohydrate đã qua chế biến.

Theo đó, người bị hoặc có nguy cơ di truyền bệnh tiểu đường thì cần tránh ăn thịt có mỡ, nội tạng động vật, các loại bánh ngọt, kem, siro, nước ngọt có ga,.. Đồng thời hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy, mứt,...

Cần theo dõi chặt chẽ chế độ ăn của người bệnh tiểu đường
Cần theo dõi chặt chẽ chế độ ăn của người bệnh tiểu đường

Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục có thể tăng độ nhạy insulin trong tế bào và khuyến khích sự hấp thụ glucose để tạo ra năng lượng. Tiểu đường thường gây khó khăn cho các quá trình này trong cơ thể nhưng việc tăng cường hoạt động thể chất có thể cải thiện chúng.

Một số bài tập phù hợp cho người bệnh tiểu đường như đi bộ, chạy bộ, luyện thái cực quyền, chạy xe đạp, khiêu vũ, gym cường độ thấp, tập dưỡng sinh,... Theo đó, bạn không nên tập chúng vào lúc đang đói hoặc trước khi ăn sáng để tránh bị hạ đường huyết bất ngờ.

Tiêm Insulin

Tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiểu đường bạn đang mắc phải mà có thể cần phải tiêm hoặc sử dụng insulin. Nếu cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc sản xuất hoặc hấp thụ insulin tự nhiên, việc sử dụng insulin qua đường tiêm chủng có thể trở thành phương pháp giúp hỗ trợ cải thiện vấn đề này.

Tiêm Insulin có thể giúp cải thiện bệnh tiểu đường
Tiêm Insulin có thể giúp cải thiện bệnh tiểu đường

Dùng sữa hạt cho người bị tiểu đường

Sữa hạt N1-MEALNUTS DIAPRO được sản xuất thông qua quy trình hiện đại và kiểm định chất lượng nghiêm ngặt bởi các cơ quan y tế, cam kết đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Sản phẩm có chứa:

  • Chiết xuất dây thìa canh giúp kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường (theo tài liệu Bổ sung Axit Alpha-lipoic và bệnh tiểu đường của tác giả Uma Singh và Ishwarlal Jialal).
  • Chất béo không no (MUF-PUFA) tốt cho tim mạch (theo tài liệu: Thực phẩm chức năng - PGS.TS Trần Đáng)
  • Sữa non hay Colostrum có khả năng hỗ trợ và tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm và hỗ trợ tiêu hóa (Theo tài liệu: Ý kiến khoa học về cơ sở của các nguyên tố về sức khỏe liên quan đến sữa non của bò - Tạp chí EFSA)

Sữa hạt N1-MEALNUTS DIAPRO

Sữa hạt N1-MEALNUTS DIAPRO của NANOGROUP

Ngoài ra, N1-MEALNUTS DIAPRO còn cung cấp nguồn dưỡng chất phong phú từ các khoáng chất và vitamin như đậu hà lan, gạo lứt, yến mạch, đậu đỏ, bột bí đỏ, hạt dẻ cười, hạt ý dĩ, hạt bồ đào,... mang lại hiệu quả tích cực cho chế độ ăn uống lành mạnh.

Trên đây là những cách nhận biết bệnh thông qua nước tiểu của người bị tiểu đường và các phương pháp phòng tránh hiệu quả. Theo đó, bạn cần thường xuyên theo dõi bệnh tình để có cách phòng tránh kịp thời là rất cần thiết cho sức khỏe. Hy vọng bài viết trên của NANOGROUP đã cung cấp đến bạn các kiến thức hữu ích nhất.

#Facebook
Gọi ngay: 19008125