0

Mắc bệnh tiểu đường có chữa được không?

Ngày đăng: 16:03 03/06/2024 - Lượt xem: 51

Tiểu đường là một bệnh lý mãn tính liên quan đến quá trình chuyển hóa glucose vào trong cơ thể và tốn rất nhiều thời gian để điều trị đưa đường huyết về ngưỡng bình thường. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều? Mắc bệnh tiểu đường có chữa được không? Cùng NANOGROUP theo dõi thông tin bên dưới để đưa ra câu trả lời nhé!

Tiểu đường có chữa được không?
Tiểu đường có chữa được không?

Triệu chứng nhận biết mắc bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu

Phát hiện các dấu hiệu tiểu đường ở giai đoạn ban đầu có thể khó khăn, nhưng nó lại quan trọng để việc điều trị thành công hơn. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ biểu hiện sau đây, hãy đi kiểm tra sức khỏe ngay:

  • Đi tiểu thường xuyên: Đường trong máu tăng khiến thận phải làm việc hết sức để loại bỏ đường thừa, dẫn đến việc bạn cảm thấy khát và phải đi tiểu nhiều hơn so với bình thường.
  • Cảm thấy khát liên tục: Điều này là do bạn mất nước khi đi tiểu thường xuyên, vì vậy cơ thể cần thêm nước để có thể bù đắp.
  • Giảm cân không có lý do rõ ràng: Mặc dù bạn ăn nhiều, nhưng vẫn giảm cân không lý do đó là do cơ thể không thể dùng glucose trong máu để tạo năng lượng nó khiến bạn luôn cảm thấy đói và dẫn đến việc sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng, gây giảm cân đột ngột mà không có nguyên nhân cụ thể.
  • Mắt yếu đi: Khi đường huyết cao, điều này làm gây tổn thương cho võng mạc và làm tăng sự sưng phình của thủy tinh thể, dẫn đến tình trạng mờ mắt và giảm thị lực.
  • Vết thương khó lành và dễ nhiễm trùng: Chỉ số đường trong máu tăng cao sẽ làm hỏng các mạch máu, làm cản trở sự tuần hoàn máu và đông máu. Khi vết thương mở xảy ra cùng với đường huyết cao, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng do các loại nấm, vi khuẩn phát triển.

>>> Xem thêm: Quần lót bị kiến bu có phải tiểu đường

Tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không?

Bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không? Theo y khoa bản chất của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu chính là tiền đái tháo đường. Khi mắc phải tình trạng này, đã có sự rối loạn chuyển hóa glucose trong cơ thể làm cho đường huyết có dấu hiệu tăng vượt ngưỡng bình thường, nếu kịp thời nhận biết dấu hiệu và can thiệp điều trị sớm ở giai đoạn này thì có thể chữa trị khỏi.

Bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng, người bệnh nên thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường để sớm phát hiện cũng như đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp từ các bác sĩ chuyên môn.

Tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không?
Tiểu đường giai đoạn đầu có chữa được không?

Biện pháp điều trị đái tháo đường cho từng giai đoạn

Cách điều trị tiểu đường theo từng giai đoạn cụ thể như sau.

Đối với tiểu đường tuýp 1

Vì không thể tự sản sinh được insulin nên người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ phải bổ sung insulin liên tục, gần như là suốt đời. Tuy nhiên, y học phát triển như hiện nay đã nghiên cứu và thực hiện nhiều liệu pháp để hỗ trợ quá trình sản sinh ra insulin tại các tế bào tuyến tụy khi người bệnh mắc đái tháo đường tuýp 1 nặng, kèm thêm những biến chứng nguy hiểm. Những biện pháp đó như:

  • Cấy ghép tuyến tụy: Ghép một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy của người khác vào cơ thể của người bệnh tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, yêu cầu nguồn tụy phải phù hợp và bệnh nhân phải duy trì sử dụng thuốc chống đào thải lâu dài để đảm bảo chức năng tụy.
  • Liệu pháp tế bào gốc: Đây là phương pháp được kỳ vọng cao nhất hiện nay để điều trị bệnh tiểu đường. Với phương pháp này sẽ cấy ghép các tế bào gốc để có thể phát triển thành tế bào beta của tuyến tụy. Nhưng liệu pháp tế bào gốc này cần phải được nghiên cứu và thử nghiệm nhiều hơn nữa để ứng dụng điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1.
  • Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy: Thay vì người bệnh cấy ghép cả tế bào tuyến tụy thì có thể thay thế bằng phương pháp này bằng cách cấy ghép tế bào beta, nơi trực tiếp để sản sinh ra insulin cho cơ thể. Với phương pháp này yêu cầu người bệnh phải sử dụng thuốc đào thải thuốc chống đào thải để có thể duy trì chức năng tế bào được ghép.
  • Tuyến tụy nhân tạo: Đối với trường hợp bệnh nhân không còn các tế bào sản xuất insulin thì việc sử dụng tuyến tụy nhân tạo là giải pháp ngắn hạn. Hệ thống này giúp đo đường huyết liên tục và bơm một lượng insulin phù hợp vào máu. 

Cách điều trị tiểu đường tuýp 1 như thế nào?
Cách điều trị tiểu đường tuýp 1 như thế nào?

Đối với tiểu đường tuýp 2

So với tiểu đường tuýp 1 thì tiểu đường tuýp 2 dễ dàng điều trị và đỡ tốn kém hơn rất nhiều. Song, tiểu đường thuộc tuýp 2 sẽ có nguy cơ mắc cao hơn và xảy ra ở mọi lứa tuổi. 

  • Cho đến nay, đã có hơn 40 loại thuốc và thuốc tiêm được phê duyệt để dùng điều trị cho người bệnh đái tháo đường tuýp 2. 
  • Một trong các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả đó là chất đồng vận thụ thể glucagon-like peptide (viết tắt là GLP) -1, kích thích tế bào beta của tuyến tụy sản xuất insulin. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ngăn chặn sự bài tiết glucagon, đây là một loại hormone có tác dụng ngược lại với insulin.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh nên cải thiện lối sống lành mạnh như: giảm cân, ăn uống lành mạnh và luyện tập. 

Cách điều trị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?
Cách điều trị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Các cách để phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Một số cách cải thiện bệnh đái tháo đường hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. 

Điều chỉnh lối sống khoa học và ăn uống lành mạnh

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được lượng đường trong máu và có thể duy trì ở mức ổn định và hạn chế nguy cơ tiến triển thành những biến chứng nguy hiểm bằng cách thực hiện chỉ dẫn sau:

  • Áp dụng chế độ ăn uống khoa học như ăn những món giàu chất xơ, cắt giảm lượng carbohydrate và các chất béo có trong thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng các nhóm chất như: tinh bột, đạm, chất xơ, vitamin, khoáng chất,… để vừa đảm bảo cung cấp dưỡng chất, vừa kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Giữ một trọng lượng cơ thể vừa phải với chỉ số BMI từ 18 - 23 đối với nữ và 20 - 25 đối với nam.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao ít nhất từ 30 - 60 phút mỗi ngày với các bài tập có cường độ vừa phải chẳng hạn như bơi lội, đạp xe, đi bộ,...
  • Giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ và ngủ đủ giấc để làm giảm quá trình stress oxy hóa giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Áp dụng chế độ ăn uống khoa học
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học

Bổ sung sữa dành cho người bị bệnh tiểu đường

Thành phần của sản phẩm thực phẩm sử dụng cho chế độ ăn đặc biệt N1-Mealnuts Diapro bởi trong thành phần có:

  • Protein: 20% là protein rất tốt cho việc cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Các dưỡng chất tốt cho sức khỏe: Soy protein Isolate, chất xơ, đậu xanh, hỗn hợp các loại gạo lứt, yến mạch, đậu đỏ, đậu hà lan, bột bí đỏ, óc chó, hạt hồ đào, hạt dẻ cười, hạt ý dĩ, hạt lạc, sữa non, MUFA, PUFA, Non diary creamer, chất tạo ngọt, yến sào,… Cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường năng lượng cũng như sức khỏe toàn diện.
  • Ngoài ra, các hạt óc chó có trong thành phần chứa nhiều protein và chất xơ nên khi ăn sẽ có cảm giác no lâu, nhờ vậy giúp người bệnh có thể kiểm soát được cân nặng một cách tốt nhất.
  • Omega 3 và Omega 6: Các axit béo không bão hòa cần thiết, hỗ trợ việc giảm viêm, cải thiện chức năng tim mạch, đồng thời duy trì hoạt động của não bộ.
  • Chiết xuất dây thìa canh: Một trong những thành phần có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng đường trong máu, nhất là những người có vấn đề liên quan về đường huyết. Điều này là do khả năng ổn định đường huyết và cải thiện khả năng dùng đường trong cơ thể. Ngoài ra, dây thìa canh còn biết đến nhờ khả năng làm giảm tác động của các chất độc hại trong cơ thể, có thể có lợi cho những người bệnh mắc tiểu đường vì họ thường có nguy cơ cao về vấn đề sức khỏe liên quan đến ô nhiễm.

Sữa N1-Mealnuts Diapro tốt cho những người tiểu đường
Sữa N1-Mealnuts Diapro tốt cho những người tiểu đường

>> Tham khảo link mua Sữa N1-Mealnuts Diapro tại đây: 

https://nanogroups.vn/combo-sua-hat-n1-mealnuts-diapro-tieu-duong-hop-giay-b114

Tuân thủ liệu trình dùng thuốc

Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 thì nên sử dụng các nhóm thuốc Sulfonylurea (biệt dược Predian, Diamicron,...) và thuốc Biguanid (Glucophage, Metformin). Những trường hợp sau sẽ áp dụng điều trị bằng thuốc tiêm:

  • Đái tháo đường tuýp 1.
  • Bệnh nhân đang bị suy gan và suy thận.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Đường huyết ≥ 300 mg/dl và HbA1c ≥ 10%.
  • Nhiễm toan ceton, chuẩn bị quá trình phẫu thuật.

Kiểm tra lượng đường có trong máu theo định kỳ

Tùy theo loại liệu pháp insulin đang sử dụng mà bệnh nhân có thể kiểm tra, ghi lại lượng đường trong máu ít nhất 2 lần/ngày. 

Nên kiểm tra lượng đường có trong máu trước bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, trước khi đi ngủ, trước khi tập thể dục hoặc khi lượng đường trong máu thấp. Thường xuyên theo dõi đường huyết thường xuyên hơn để giảm mức HbA1c, giúp ổn định đường huyết. 

Ngay cả khi sử dụng insulin, ăn uống theo chế độ ăn rõ ràng thì lượng đường trong máu vẫn có thể thay đổi. Chế độ ăn, hoạt động, sử dụng thuốc, căng thẳng, thay đổi nội tiết tố, rượu cũng ảnh hưởng rất lớn đến mức đường huyết nên người bệnh thường xuyên theo dõi đường huyết để tìm cách điều chỉnh sao cho hợp lý.

Nên kiểm tra lượng đường có trong máu theo định kỳ

Nên kiểm tra lượng đường có trong máu theo định kỳ

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục, thể thao thường xuyên cũng là một trong những cách giúp giảm lượng đường trong máu. Các bài tập có thể lựa chọn như: erobic, đi bộ, bơi lội hoặc đi xe đạp,… Người bệnh cũng nên duy trì tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc ít nhất 150 phút mỗi tuần để có thể cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, người mắc bệnh cũng tránh ngồi quá lâu nên đứng dậy, di chuyển khi đã ngồi trên 30 phút.

Bệnh tiểu đường có chữa được không còn tùy thuộc vào lối sinh hoạt cũng như kết hợp dùng thuốc của bệnh nhân và theo chỉ định từ các bác sĩ chuyên môn. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi tiểu đường có chữa được không? 

Gọi ngay: 19008125