0

Loãng xương ở người trẻ: Nguyên nhân và triệu chứng

Ngày đăng: 13:53 14/06/2024 - Lượt xem: 22

Hầu hết mọi người đều cho rằng, loãng xương chỉ xảy ra ở những người cao tuổi hoặc trung niên do thoái hóa hệ xương khớp. Tuy nhiên, loãng xương ở người trẻ cũng có thể xuất hiện và đang có xu hướng tăng mạnh và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân loãng xương ở người trẻ do đâu? Triệu chứng loãng xương xuất hiện như thế nào? Cùng xem ngay bài viết dưới đây.

Loãng xương ở người trẻ do đâu?

Loãng xương ở người trẻ do đâu?

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng loãng xương ở người trẻ?

Loãng xương là một bệnh lý thường xảy ra khi bị mất cân bằng giữa quá trình tái tạo xương mới và tiêu hủy xương cũ. Ngày nay, loãng xương không chỉ gặp ở người cao tuổi mà tỉ lệ mắc bệnh loãng xương ở người trẻ ngày càng tăng cao. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến như sau.

Chế độ ăn uống thiếu chất

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng loãng xương ở người trẻ phổ biến là ăn uống không đủ chất. Nếu không bổ sung đủ các loại thực phẩm nhiều dưỡng chất có chứa canxi, kali, magie,... thì xương khớp sẽ không có đủ dưỡng chất để phát triển chắc khỏe. 

Loãng xương do ăn uống thiếu chất

Loãng xương do ăn uống thiếu chất

Ít vận động

Việc thiếu luyện tập thể chất đều đặn cũng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây loãng xương ở người trẻ. Nếu bạn không thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao sẽ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống cơ xương, làm suy giảm cơ bắp và khả năng chịu đựng của xương.

Thói quen tiêu cực

Hiện nay, người trẻ thường có thói quen ăn những thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ và hàm lượng đường cao, đồng thời sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia, cafe,... dẫn đến tình trạng thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin D, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và trao đổi chất của cơ thể cũng như làm mất cân bằng giữa quá trình tái tạo và tiêu hủy xương gây nên tình trạng loãng xương ở trẻ.

Uống nhiều thuốc lá, rượu bia, cafe cũng gây tình trạng loãng xương

Uống nhiều thuốc lá, rượu bia, cafe cũng gây tình trạng loãng xương

Tình trạng loãng xương có nguy hiểm hay không?

Có một sự thật đáng lo ngại rằng bệnh loãng xương đang có xu hướng xuất hiện ở người trẻ tuổi. Không giống như những người ở độ tuổi mãn kinh hoặc người cao tuổi, từ 20-30 tuổi, các dấu hiệu của loãng xương thường không xuất hiện rõ ràng mà thay vào đó, chúng âm thầm phát triển. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ có nguy cơ tiềm ẩn như: 

  • Gãy xương: Xương trở nên mỏng, giòn và dễ gãy, ngay cả khi va chạm nhẹ cũng có thể dẫn đến nứt hoặc gãy xương.
  • Cong vẹo cột sống: Hoạt động, sinh hoạt hoặc vận động không đúng cách trong thời gian xương khớp bị tổn thương do loãng xương có thể dẫn đến vẹo cột sống hoặc vẹo cột sống thắt lưng. Điều này có thể làm cong các đốt xương sống hoặc làm xoay chúng, dẫn đến đau nhức kéo dài.
  • Xẹp đốt sống: Đây là biến chứng phổ biến của loãng xương, khi các đốt xương bị xẹp và biến dạng gây nên tình trạng mất chiều cao của đốt sống. Tình trạng này gây đau đớn nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

Cột sống, xương đùi, xương cổ tay và xương cổ chân là những vị trí dễ bị tổn thương nên khi bị loãng xương, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn bị gãy, thậm chí gây tàn phế vĩnh viễn hoặc tử vong. Do đó, không nên chủ quan và cần phải có phương pháp phòng ngừa hiệu quả cho tình trạng này.

Cách điều trị bệnh loãng xương ở người trẻ

Loãng xương là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn mà cần điều trị lâu dài để phục hồi cấu trúc xương đã bị loãng và phục hồi độ khoáng hóa xương, giúp tăng cường khối lượng xương cũng như ngăn bệnh tiến triển nặng và phòng ngừa biến chứng.

Phương pháp không sử dụng thuốc

  • Chế độ ăn uống: Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và protein theo nhu cầu của cơ thể và tránh uống rượu bia, hút thuốc lá, cafe. Ngoài ra, người bệnh cũng nên kiểm soát tốt cân nặng để tránh tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân.
  • Chế độ sinh hoạt: Nên thường xuyên vận động cơ thể để tăng sự dẻo dai cho cơ bắp. Ngoài ra cũng nên cần cẩn trọng trong sinh hoạt để phòng tránh té ngã.
  • Sử dụng dụng cụ, nẹp chỉnh: Sử dụng những dụng cụ, nẹp chỉnh hình để giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, xương vùng hông.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Bổ sung thực phẩm giàu canxi

Phương pháp dùng thuốc

Người bệnh khi điều trị loãng xương cũng nên bổ sung đủ lượng canxi khoảng 1.000 – 1.200 mg/ngày và lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể khoảng 800 – 1000 IU/ngày. Kết hợp theo dõi, thăm khám theo chỉ định của bác sĩ, bổ sung thêm các loại thuốc chống hủy xương như:

  • Strontium ranelate (Protelos): Thuốc này giúp tăng cường tạo xương, ức chế hủy xương.
  • Zoledronic acid được truyền tĩnh mạch với liều lượng khoảng 5mg/100ml mỗi năm. Thuốc chống chỉ định với những người bị bệnh suy thận nặng và rối loạn nhịp tim.
  • Calcitonin được chỉ định chủ yếu cho người bệnh gãy xương hay bị đau do loãng xương, liều lượng 50 – 100 IU/ngày, cần sử dụng kết hợp nhóm bisphosphonate.
  • Chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERM), Raloxifene (Evista) thường được chỉ định cho nữ giới bị loãng xương sau mãn kinh với liều lượng khoảng 60 mg/ngày.
  • Alendronate: Fosamax plus hoặc Fosamax 5600 (liều lượng 1 viên/tuần).
  • Deca-Durabolin và Durabolin: Thuốc hỗ trợ tăng quá trình đồng hóa.

Điều trị các biến chứng

Biến chứng do loãng xương có thể gây đau nhức hoặc gãy xương tùy vào từng cấp độ bệnh. Để điều trị người bệnh cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.

  • Điều trị đau: Phương pháp điều trị này còn dựa vào bậc thang giảm đau của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kết hợp Calcitonin.
  • Điều trị gãy xương: Bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng những phương pháp điều trị như đeo nẹp, bơm xi măng vào thân đốt sống hay thay đốt sống nhân tạo. Một số trường hợp sẽ được bác sĩ cân nhắc phẫu thuật thay xương hoặc thay khớp nếu có chỉ định.

Điều trị lâu dài

Ngoài ra, với trường hợp nặng người bệnh cần được theo dõi và điều trị lâu dài như: 

  • Theo dõi, tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị.
  • Kiểm tra lại mật độ xương định kỳ để có thể đánh giá kết quả điều trị.
  • Người bệnh loãng xương nên được điều trị trong vòng khoảng 3 – 5 năm. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng bệnh để có thể đưa ra hướng điều trị tiếp theo một cách chính xác.

Một số biện pháp ngăn ngừa tình trạng loãng xương

Ở bất kỳ độ tuổi nào, loãng xương cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, chúng ta nên có những biện pháp phòng tránh loãng xương để mang lại hiệu quả. 

  • Ăn uống khoa học: Hạn chế dùng đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tốt nhất nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D có lợi cho xương khớp để xương khớp luôn dẻo dai, bền bỉ hơn.
  • Đối với những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ nên được đo loãng xương để kiểm tra và sớm phát hiện ra triệu chứng loãng xương ở trẻ.
  • Tránh việc lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc điều trị viêm xương khớp.  
  • Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp để xây dựng hệ xương chắc khỏe, tăng sự dẻo dai cho cơ bắp, nhất là với những người lớn tuổi.

Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp để xây dựng hệ xương chắc khỏe

Thường xuyên tập thể dục với cường độ phù hợp để xây dựng hệ xương chắc khỏe

  • Không hút thuốc lá, rượu bia, cafe và các chất kích thích để tránh gây hại đến xương khớp.
  • Khi xuất hiện vấn đề cơ xương khớp (đau xương khớp, đau cơ bắp, chuột rút thường xuyên,...), người bệnh nên đi đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Tránh lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm xương khớp, đặc biệt là corticoid. Lạm dụng các thuốc này có thể làm tình trạng loãng xương bởi nó chỉ khiến bệnh thêm trầm trọng, dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
  • Bổ sung các loại sữa dành cho người loãng xương. Sữa Hạt N1-MEALNUTS BONE JOINT là thực phẩm dùng cho chế ăn đặc biệt, có thể thay thế bữa phụ cung cấp năng lượng, bổ sung Vitamin và khoáng chất hỗ trợ bồi bổ sức khỏe. Ngoài ra các thành phần trong sữa còn giúp cường sức đề kháng cho cơ thể và giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa luôn được khỏe mạnh. Thành phần của sữa gồm: 
    • Bột các loại hạt dinh dưỡng: Gạo lứt, Yến mạch, hạt điều, hạnh nhân, Cacao, Đậu hà lan, Óc chó, Đậu đỏ, Đậu lăng đỏ, Ý dĩ, Sachi, Bông cải xanh, Cải bó xôi cung cấp cho người vitamin và khoáng chất dồi dào.
    • Vitamin các loại: Vitamin B1, Vitamin A, Vitamin D3, Vitamin E, Vitamin C , Vitamin B3, Vitamin B5, Vitamin B6, Vitamin B8, Vitamin B9 và Vitamin B12 và khoáng chất tự nhiên giúp kích thích sự phát triển của hệ xương.
    • Yến sào: Giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, đặc biệt cho những người mới ốm dậy, giúp ngăn ngừa bệnh tật trở lại. Ngoài ra, trong yến sào còn có chứa đến 18 loại Axit amin giúp tái tạo máu nên rất tốt cho những ca sau điều trị những bệnh nặng như hóa trị, xạ trị,...
    • Hồng sâm: Nổi tiếng là thực phẩm giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Trong thành phần hồng sâm có tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, cải thiện sức khỏe, đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện trí nhớ, chống oxy hóa hiệu quả, cải thiện thời gian ngủ. 
    • Đạm thực vật: Chứa ít hàm lượng chất béo và Cholesterol nên đặc biệt tốt cho tim mạch, thông thường được tìm thấy nhiều trong các loại đậu, rau xanh,... Việc cân bằng đạm thực vật và đạm động vật trong chế độ ăn hàng ngày sẽ vô cùng cần thiết để có được một cơ thể khỏe mạnh.

Sữa Hạt N1-MEALNUTS BONE JOINT hộp giấy 16 gói tiện lợi

Sữa Hạt N1-MEALNUTS BONE JOINT hộp giấy 16 gói tiện lợi

Xem thêm Sữa Hạt N1-MEALNUTS BONE JOINT (XƯƠNG KHỚP) Hộp Giấy 16 gói x 20gr tiện lợi tại đây:

https://nanogroups.vn/sua-hat-n1-mealnuts-bone-jointxuong-khop-b111 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về nguyên nhân loãng xương ở người trẻ, từ đó hiểu rõ căn bệnh này và có biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Gọi ngay: 19008125