Ngày đăng: 12:35 10/12/2024 - Lượt xem: 364
Ở độ tuổi xế chiều, loãng xương gần như trở thành “người bạn không mời mà đến” với rất nhiều người. Những cơn đau âm ỉ, cứng khớp mỗi sáng thức dậy, nguy cơ chấn thương hay gãy xương chỉ sau một cú va chạm nhẹ... là nỗi lo mà người cao tuổi nào cũng phải trải qua.
Giữa vô vàn lựa chọn bổ sung dinh dưỡng, sữa hạt bổ sung canxi như một giải pháp an toàn với người cao tuổi bị loãng xương vì vữa lành tính, dễ hấp thu còn giúp chăm sóc sức khỏe xương khớp từ bên trong. Hãy cùng Nano Group tìm hiểu về cách phòng ngừa nhé.
Loãng xương thực chất là sự suy giảm mật độ và chất lượng xương theo thời gian, khiến xương trở nên giòn, dễ gãy hơn. Quá trình này âm thầm diễn ra theo từng năm tháng, và chỉ "lên tiếng" khi cơ thể bắt đầu cảm nhận được sự mệt mỏi, đau nhức trong vận động thường ngày.
Loãng xương gây suy giảm khả năng vận động, tác động lớn đến chất lượng cuộc sống hằng ngày
Loãng xương ở người già chủ yếu do các nguyên nhân sau:
Quá trình lão hóa tự nhiên: Sau tuổi 35–40, cơ thể bắt đầu mất dần khối lượng xương mỗi năm. Đến tuổi 50–60, nguy cơ loãng xương tăng cao, đặc biệt nếu không được bổ sung đầy đủ canxi và dưỡng chất cần thiết.
Chế độ ăn thiếu khoa học: Khẩu phần ăn thiếu canxi, vitamin D, protein kéo dài.
Ít vận động, ít tiếp xúc ánh nắng: Hạn chế tổng hợp vitamin D tự nhiên.
Bệnh lý mãn tính: Tiểu đường, bệnh thận, cường giáp… cũng là "thủ phạm" âm thầm gây hại cho hệ xương.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc điều trị lâu dài ảnh hưởng đến mật độ xương.
Loãng xương thường diễn tiến âm thầm, nhưng nếu chú ý, ở độ tuổi từ 35 sẽ nhận thấy những thay đổi như:
Một khi có dấu hiệu gãy xương đùi, xẹp cột sống, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng nặng nề đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Các dấu hiệu bệnh loãng xương ở người cao tuổi
>>Xem thêm: Thực phẩm bổ sung Canxi, vitamin và khoáng chất MEALNUTS GOLD
Loãng xương không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày mà còn dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, đe dọa đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Dưới đây là các biến chứng phổ biến:
Đau mãn tính
Mất ngủ và trầm cảm
Loãng xương có thể gây mất khả năng tự chăm sóc bản thân
Biến dạng cơ thể
Những biến chứng của bệnh loãng xương
Điều trị loãng xương là một quá trình dài hạn đòi hỏi sự kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ. Phương pháp điều trị thường là sự kết hợp giữa dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng và các biện pháp hỗ trợ khác để tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị loãng xương thường tập trung vào việc giảm đau, tăng cường mật độ xương và bổ sung các chất cần thiết:
Thuốc giảm đau: Paracetamol và Calcitonin là hai loại thuốc thường được chỉ định để giảm đau. Paracetamol giúp giảm đau nhanh chóng, trong khi Calcitonin vừa giảm đau vừa có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào hủy xương.
Thuốc tăng mật độ xương: Các loại thuốc thuộc nhóm bisphosphonat như Alendronate, Risedronate giúp ức chế quá trình phá hủy và hỗ trợ tái tạo mô xương mới. Bên cạnh đó, hormone thay thế hoặc thuốc tác động đến hormone (như Premarin, Livial) có thể được kê đơn để cải thiện mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Bổ sung canxi và vitamin D: Đây là hai yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành và tái tạo xương. Việc bổ sung canxi giúp cải thiện độ chắc khỏe của xương, trong khi vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi hiệu quả hơn.
Người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và ngăn ngừa bệnh:
Chế độ ăn cân đối: Bên cạnh canxi và vitamin D, việc bổ sung các chất dinh dưỡng khác như protein, magie, kẽm cũng cần được chú trọng để hỗ trợ quá trình tái tạo và duy trì cấu trúc xương.
Người cao tuổi nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, dưỡng sinh, hoặc tập luyện với cường độ vừa phải. Những bài tập này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe xương mà còn tăng cường sự linh hoạt và khả năng cân bằng của cơ thể.
Thời gian lý tưởng để tập luyện là từ 30–45 phút mỗi ngày. Các hoạt động ngoài trời sẽ đặc biệt hữu ích trong việc giúp cơ thể tổng hợp vitamin D tự nhiên.
Phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ hệ xương khớp và giảm thiểu nguy cơ mắc loãng xương. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm:
Bổ sung đầy đủ canxi và protein từ thực phẩm như sữa và các sản phẩm từ sữa (tối thiểu 500–1.000ml mỗi ngày), cá hồi, tôm, cua, các loại đậu và rau xanh. Các loại thực phẩm này không chỉ giúp duy trì mật độ xương mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.
Hạn chế các thực phẩm làm giảm khả năng hấp thụ canxi như thức ăn chứa nhiều muối, đường hoặc đồ chế biến sẵn.
Người cao tuổi nên định kỳ kiểm tra mật độ xương để phát hiện sớm nguy cơ loãng xương và có biện pháp can thiệp kịp thời. Các xét nghiệm chuyên sâu tại các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp đánh giá chính xác tình trạng xương khớp và xây dựng phác đồ phòng ngừa hiệu quả.
Phòng ngừa loãng xương không chỉ giúp duy trì một hệ xương khỏe mạnh mà còn giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.
Hình thành thói quen tốt sẽ giúp bạn phòng ngừa trình trạng đau nhức khớp
Việc chăm sóc người cao tuổi mắc loãng xương không chỉ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe mà còn phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những gợi ý cụ thể mà người thân và gia đình có thể thực hiện để hỗ trợ bệnh nhân:
Các bài tập phù hợp: Khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga hoặc các bài tập căng giãn cơ. Những bài tập này giúp cải thiện sự linh hoạt, tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ quá trình tái tạo xương.
Thời lượng vận động: Tập luyện từ 30–45 phút mỗi ngày là lý tưởng, nhưng cần điều chỉnh cường độ và loại hình vận động theo thể trạng của người bệnh để tránh quá sức.
Tránh rượu bia và chất kích thích: Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, nước có ga, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác, vì chúng cản trở quá trình hấp thu canxi và làm tình trạng loãng xương trở nên nghiêm trọng hơn.
Kiểm soát chế độ ăn mặn: Lượng muối trong khẩu phần ăn hằng ngày nên được giảm thiểu, bởi tiêu thụ nhiều muối có thể làm tăng đào thải canxi qua thận, khiến xương yếu hơn.
Theo dõi thường xuyên: Người nhà nên chú ý quan sát tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đặc biệt là những dấu hiệu bất thường như đau nhức, giảm khả năng vận động hoặc dấu hiệu gãy xương.
Tham vấn bác sĩ: Đưa bệnh nhân đi kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế để đánh giá mức độ loãng xương và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.
Bổ sung dinh dưỡng cho người loãng xương & nguy cơ loãng xương cùng N1- MEALNUTS BONE JOINT
Các sản phẩm dinh dưỡng như N1-Mealnuts Bone Joint là lựa chọn lý tưởng dành cho người quan tâm đến sức khỏe xương khớp. Sản phẩm không chỉ cung cấp nguồn Canxi với tỉ lệ Ca/P cân đối mà còn tích hợp các dưỡng chất chuyên biệt giúp:
N1-Mealnuts Bone Joint chính là giải pháp toàn diện, mang lại sự dẻo dai và bền vững cho hệ xương khớp, phù hợp cho mọi lứa tuổi!
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sữa hạt bổ sung canxi, vitamin và khoáng chất. Loãng xương không chỉ là vấn đề của tuổi tác mà còn liên quan đến chế độ dinh dưỡng và lối sống hằng ngày. Bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn khoa học và vận động hợp lý, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm sữa hạt bổ sung canxi chuyên biệt như N1-Mealnuts Bone Joint để chăm sóc sức khỏe xương khớp một cách toàn diện. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho sức khỏe.
Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm các kiến thức bổ ích về dinh dưỡng và sức khỏe tại các đường dẫn bên dưới:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI NANO GROUP
Địa chỉ: Số 3-5, Đường số 2, KDC Đồng Phượng, P. Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: cskh@nanogroups.vn
Hotline: 19008125
Liên hệ tư vấn: 0345.722.599