7+ Tác hại của béo phì điển hình bạn nên biết

Ngày đăng: 14:09 14/06/2024 - Lượt xem: 240

Thừa cân béo phì là tình trạng ngày càng phổ biến, không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có nguy cơ gây nên nhiều vấn đề sức khỏe. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến hơn 1,9 tỷ người trên toàn thế giới đang gặp phải vấn đề này. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh béo phì là gì? Tác hại của béo phì và thừa cân do đâu? Làm sao để giảm béo phì nhanh chóng? Cùng Nano Group theo dõi bài viết ngay nhé!

Tác hại của béo phì gây nguy hiểm như thế nào?

Tác hại của béo phì gây nguy hiểm như thế nào?

Bệnh béo phì là gì?

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thừa cân và béo phì là tình trạng tích tụ chất béo bất thường hoặc quá mức gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, chứng ngưng thở khi ngủ và một số bệnh ung thư,...

Theo định nghĩa của CDC Hoa Kỳ, người thừa cân là người có chỉ số cơ thể BMI cao hơn 25 và người béo phì thì chỉ số BMI trên 30.

Nguyên nhân gây ra bệnh béo phì

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng thừa cân, béo phì là sự mất cân bằng năng lượng giữa lượng calo tiêu thụ và lượng calo tiêu hao:

  • Sự gia tăng lượng thức ăn giàu năng lượng, có nhiều chất béo và đường như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt, trà sữa,…
  • Cuộc sống quá nhiều tiện nghi và công việc bận rộn khiến nhiều người ít hoạt động thể chất.
  • Thai phụ: trọng lượng cơ thể tăng lên trong quá trình mang thai và khó giảm sau sinh.
  • Ngoài ra, béo phì còn có thể do yếu tố di truyền hoặc gặp một số bệnh nội tiết như Cushing, hội chứng buồng trứng đa nang, suy giáp,...

Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì

Nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì

Tác hại của bệnh béo phì và thừa cân

Không như người bình thường, người béo phì sẽ có nguy cơ mắc những bệnh mạn tính phải kể đến sau đây.

Suy giảm miễn dịch

Người béo phì có hệ miễn dịch hoạt động kém, nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh. Vì vậy, người béo phì dễ mắc các bệnh thông thường, nhiễm trùng và khó khắc phục hơn.

Bệnh ung thư

Thừa cân và béo phì có liên quan đến 13 loại ung thư như: tuyến tụy, thận, cổ tử cung, vú, túi mật,... Những bệnh này chiếm khoảng 40% trong tất cả các ung thư được chẩn đoán.

Bệnh xương khớp

Tác hại của béo phì không chỉ ảnh hưởng đến hệ tim mạch mà còn gây ra áp lực lớn cho hệ xương khớp. Nó có thể gây ra tình trạng thoái hóa khớp, loãng xương, làm tổn thương khớp gối, cột sống,... Thậm chí người bị béo phì cũng có thể dễ mắc bệnh gout.

Tác hại của béo phì dẫn đến bệnh xương khớp
Tác hại của béo phì dẫn đến bệnh xương khớp

Bệnh đái tháo đường

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết có đến 87% người bệnh đái tháo đường bị thừa cân và béo phì. Những trẻ vị thành niên bị béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường khi trưởng thành.

Một nghiên cứu cho thấy những người bệnh tăng cân từ 8 – 10kg thì nguy cơ đái tháo đường cũng sẽ tăng 2,7 lần.

Có thể nói tác hại của béo phì là nguyên nhân dẫn đến việc các tế bào của cơ thể đề kháng với insulin - một loại hormone mang đường từ máu đến các tế bào, nơi nó được dùng để tạo năng lượng. 

Nếu xảy ra tình trạng đề kháng với insulin thì đường không được các tế bào hấp thụ sẽ khiến lượng đường trong máu tăng quá cao dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Chúng có liên quan đến các hệ lụy sức khỏe khác như: bệnh tim, bệnh thận, đột quỵ, cắt cụt chi và mù lòa.

Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2
Béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2

Bệnh lý về tim mạch

Chỉ số BMI tăng lên tức là cholesterol lipoprotein (cholesterol xấu), triglyceride, lượng đường trong máu cũng sẽ tăng lên. Chính điều này đã dẫn đến những hệ luỵ xấu cho tim mạch như:

  • Đột quỵ: Theo nghiên cứu với sự tham gia của 2,3 triệu người đã đưa ra được những liên hệ giữa đột quỵ và béo phì. Thừa cân làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ do thiếu máu cục bộ lên đến 22% và tỉ lệ này ở người béo phì là khoảng 64%.
  • Ngưng tim: Theo các phân tích tổng hợp cho thấy phụ nữ có chỉ số BMI từ 30 trở lên sẽ có nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành cao hơn 62% so với người bình thường và cũng tử vong do bệnh tim mạch khác cao hơn 53% so với người bình thường. Đối với nam, tỷ lệ này cũng tương tự.
  • Bệnh động mạch vành: Người thừa cân sẽ có khả năng mắc bệnh động mạch vành cao hơn 32% so với người bình thường và người béo phì có nguy cơ cao lên đến 81% so với người bình thường.

Bệnh hô hấp

Người béo phì thường mắc phải các triệu chứng như ngưng thở khi ngủ, giảm thông khí. Hội chứng giảm thông khí do béo phì nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng. Ngoài ra, béo phì còn khiến khối mỡ ở thành ngực và bụng tăng, điều này khiến người bệnh phải thở nhanh, nông. Đồng thời, làm các bệnh hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có nguy cơ bị nặng hơn.

Bệnh tiêu hóa

Béo phì khiến mỡ dư bám vào các quai ruột gây ứ đọng phân, táo bón. Sự ứ đọng phân và các chất thải độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa sẽ dễ gây bệnh ung thư đại tràng. Mặt khác, mỡ dư tích tụ ở gan cũng gây bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến bệnh viêm gan, xơ gan,... rối loạn chuyển hóa mỡ, tăng nguy cơ tạo thành sỏi mật gây nguy hiểm.

Tác hại của béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu hóa
Tác hại của béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiêu hóa

Vô sinh

Tác hại của béo phì cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết của cơ thể, trong đó có những hormone quan trọng cho sức khỏe tình dục và sinh sản. 

Theo thống kê cho thấy:

  • Phụ nữ khoảng từ 18 – 40 tuổi, hàm lượng chất béo trong cơ thể vượt quá 10% – 15% sẽ làm suy giảm chức năng hoạt động của buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới hiện nay. 
  • Với nam giới, béo phì cũng gây một số ảnh hưởng như: giảm hormone testosterone (hormone sinh dục nam), gây rối loạn cương dương, vô sinh,…

Bệnh béo phì gây nguy hiểm thế nào?

Đối với người lớn tuổi, béo phì còn đe dọa đến sức khỏe bởi do sức đề kháng yếu hơn người trẻ, do đó quá trình chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể cũng kém hơn nên biến chứng càng nặng nề hơn, khả năng tiếp nhận năng lượng của người già cũng sẽ ít hơn. 

Tốc độ chuyển hóa giảm làm chậm quá trình bài tiết các enzym tiêu hóa gây thiếu hụt một số vi chất như vitamin B12 (một loại vitamin có tác dụng chuyển hóa mỡ thành năng lượng), làm cho người lớn tuổi dễ béo phì.

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều đạm, giàu chất dinh dưỡng nhưng lại ít vận động, tập thể dục hay dùng các sản phẩm như: sữa ong chúa, nhau thai cừu cũng là nguyên nhân gây béo phì ở người cao tuổi.

Tim mạch là mối nguy hại hàng đầu, đe dọa đến sức khỏe của người lớn tuổi. Những biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim cũng sẽ khiến người cao tuổi tử vong nếu không được điều trị sớm. 

Làm sao để giảm béo phì nhanh chóng?

Điều trị béo phì đơn giản hoặc phức tạp, nhanh hay lâu dài còn tùy thuộc vào tình trạng béo phì. Để giảm béo phì cần thực hiện kế hoạch sau:

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Có thể giảm khẩu phần ăn hoặc ăn thức ăn nhẹ giữa các bữa ăn. Rau, củ, trái cây, ngũ cốc được khuyên dùng cho những người béo phì muốn giảm cân.
  • Sử dụng lượng calo hấp thu cần ít hơn nhu cầu sử dụng, để cơ thể sử dụng năng lượng từ mô mỡ để giảm cân. Mức năng lượng cơ thể cần khoảng 20-25 kcal/kg/ngày, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào độ tuổi, tập luyện và mục tiêu giảm cân.
  • Đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng như: carbohydrate, lipid, protein, vitamin và chất xơ.
  • Hạn chế sử dụng đường đơn, chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, rượu bia.

Người béo phì nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Người béo phì nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Bổ sung các sản phẩm từ sữa

Sữa là 1 trong các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên việc bổ sung sữa cần phụ thuộc vào yếu tố cân nặng và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người. Đối với người béo phì, không phải sản phẩm sữa nào cũng phù hợp và tốt cho sức khỏe bởi vì sữa cũng có thể là nguyên nhân gây tăng cân. Vậy với những người béo phì nên bổ sung loại sữa nào?

Sữa Hạt N1-MEALNUTS DIAPRO được lựa chọn thay thế bữa ăn phụ hoặc bổ sung cho chế độ ăn hằng ngày, bổ sung nhiều Protein cùng các Vitamin và khoáng chất. Sản phẩm được sử dụng cho người bị tiểu đường và có nguy cơ bị tiểu đường. Bởi trong thành phần gồm có:

  • Hỗn hợp các loại bột (đậu xanh, gạo lứt, yến mạch, đậu đỏ, đậu hà lan, bí đỏ, óc chó, hồ đào, hạt dẻ cười, ý dĩ, đậu phộng): Cho nguồn chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất xơ, vitamin cùng với các khoáng chất, hỗ trợ tăng cường năng lượng và sức khỏe toàn diện.
  • Non-dairy creamer: Tạo độ béo và làm tăng hương vị mà không có chứa lactose, phù hợp đối với những người không dung nạp lactose và người ăn chay.
  • Omega 3,  6: Các axit béo không bão hòa cần thiết, hỗ trợ tốt trong việc giảm viêm, cải thiện chức năng tim mạch và duy trì hoạt động của não bộ.
  •  Các chất béo tốt Monounsaturated Fatty Acids và Polyunsaturated Fatty Acids: Giúp giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, cải thiện sức khỏe tim mạch, đồng thời hỗ trợ chức năng não.
  • Isolate soy protein: Protein có trong đậu nành đã được loại bỏ các thành phần không cần thiết, giúp cung cấp protein chất lượng cao, hỗ trợ xây dựng cơ bắp và duy trì một sức khỏe tổng thể.
  • Chất xơ (Inulin): Hỗ trợ trong việc cải thiện tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và điều hòa đường huyết.
  • Sữa non/Colostrum: Giàu kháng thể và yếu tố tăng trưởng, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể.
  • Chiết xuất dây thìa canh (Gymnema sylvestre extract): Hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt, giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường.
  • Resveratrol: Giúp phòng bệnh tiểu đường tuýp II và hỗ trợ giảm biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra. 

Sữa Hạt N1-MEALNUTS DIAPRO là sản phẩm phù hợp với người bị tiểu đường
Sữa Hạt N1-MEALNUTS DIAPRO là sản phẩm phù hợp với người bị tiểu đường

>>>> Link mua sản phẩm Sữa Hạt N1-Mealnuts Diapro: Tại đây

Tăng cường hoạt động tập luyện thể dục, thể thao

Đây cũng là một trong những cách giúp giảm béo phù nhanh chóng và vô cùng hiệu quả. Không nhất thiết phải tham gia chơi một môn thể thao hoặc đến phòng tập thể hình, mà việc đi bộ cũng có thể giúp giảm cân hiệu quả. Có thể tập luyện các trong khoảng 60 phút/ngày và tập thường xuyên để mang lại hiệu quả.

Thường xuyên tập thể dục thể thao
Thường xuyên tập thể dục thể thao

Thay đổi hành vi, nhận thức

Có thể xây dựng yếu tố tâm lý thoải mái, tạo động lực cho việc giảm cân để việc điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thuốc

Thuốc được sử dụng chung với các phương pháp điều trị khác, nhưng không nên lạm dụng thuốc. Các loại thuốc sẽ ức chế sự thèm ăn (Phentermine, Benzphetamine) hoặc giảm hấp thu chất béo từ ruột (Orlistat) hỗ trợ cho quá trình giảm cân hiệu quả hơn.

Phẫu thuật

Nếu được chẩn đoán bị béo phì độ III, thì việc phẫu thuật sẽ được tính tới. Các phẫu thuật giảm béo sẽ thay đổi hệ thống tiêu hoá, giúp hạn chế số lượng calo tiếp thu và cơ thể. Thủ thuật phẫu thuật này gồm phẫu thuật cắt ống dạ dày, chuyển đổi tá tràng,...

Phẫu thuật nếu được chẩn đoán bị béo phì độ III

Phẫu thuật nếu được chẩn đoán bị béo phì độ III

Chủ động theo dõi những chỉ số cơ thể

Việc theo dõi cân nặng chiều cao thường xuyên cũng là cách giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ thể mình. Lưu ý hơn trong việc cân bằng chỉ số calo nạp vào cơ thể và thời gian vận động phù hợp để có thể kiểm soát tốt sức sức khỏe của bạn. Ngoài ra, cần có kế hoạch làm việc nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng, lo âu.

Béo phì là yếu tố dẫn đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Do đó, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập để mang lại sức khỏe tốt nhất. Hy vọng thông tin bài viết trên đã cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích để bạn hiểu rõ về những tác hại của béo phì đối với cơ thể, từ đó đưa ra biện pháp phòng tránh phù hợp. 

#Facebook
Gọi ngay: 19008125