Ngày đăng: 09:54 14/06/2024 - Lượt xem: 195
Canxi là một trong những khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Việc thiếu canxi có thể khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như loãng xương, mật độ xương thấp,... Vậy đâu là triệu chứng thiếu canxi? Nguyên nhân nào dẫn đến thiếu canxi? Cùng Nano Group theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Những triệu chứng thiếu canxi mà có thể bạn chưa biết?
Canxi là một trong những nguyên tố quan trọng và cần thiết cho cấu trúc xương và hoạt động sống của chúng ta. Chúng chiếm khoảng 1.5 - 2% trên tổng trọng lượng toàn bộ cơ thể và chiếm đến 99% thành phần cấu tạo của xương và tồn tại ở nhiều cơ quan khác như răng, móng tay, móng chân, tổ chức tế bào,...
Ngoài đóng vai trò cấu tạo xương, canxi còn là chất dẫn truyền thông tin, tham gia hầu hết hoạt động cấp độ cơ thể và kiểm soát một số hoạt động chuyển hóa quan trọng. Đây cũng là lý do tại sao các bác sĩ luôn khuyến khích mọi người cung cấp lượng canxi vừa đủ để hạn chế nguy cơ thiếu canxi, gây nguy hiểm đến sức khỏe và hoạt động của các cơ quan.
Canxi đóng vai trò quan trọng với sức khỏe con người
Một trong những nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu thiếu canxi trong máu có thể kể đến như:
Đâu là dấu hiệu thiếu canxi?
Thiếu canxi là một vấn đề sức khỏe của cơ thể, làm ảnh hưởng đến nhiều hệ cơ quan. Dưới đây là một số biểu hiện thiếu canxi bạn không nên bỏ qua:
Đây là một trong những triệu chứng thiếu canxi ở người lớn phổ biến nhất. Khi bị chuột rút, các bó sợi cơ liên tục bị co thắt một cách mất kiểm soát, khiến người bị chuột rút có cảm giác đau buốt dữ dội. Thậm chí người bị thiếu canxi có thể gặp các cơn co thắt cơ ở cổ họng, dẫn đến tình trạng khó thở có khả năng đe dọa đến tính mạng.
Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi xuất hiện những cơn chuột rút từ 2 - 3 lần/tuần, nhất là sau khi nằm hay ngồi một thời gian rồi đứng dậy.
Biểu hiện chuột rút là một trong những dấu hiệu báo hiệu thiếu hụt canxi
Nếu nhận thấy da trở nên khô hơn bình thường thì bạn hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu canxi.
Giống như xương, móng tay cũng cần cung cấp đủ lượng canxi để duy trì cấu trúc và không bị giòn móng. Việc thiếu canxi, móng tay sẽ khô, giòn, yếu và dễ bong tróc. Khi móng tay yếu không đủ dày để chịu lực của bất kỳ tác động nào cũng sẽ khiến móng tay dễ gãy.
Thiếu canxi sẽ gây nên tình trạng móng tay dễ gãy
Bên cạnh xương khớp, canxi còn giúp tóc chắc khỏe và mềm mượt. Do đó khi không đủ cung cấp canxi trong máu, cơ thể sẽ lấy canxi từ tóc và dễ gây ra hiện tượng tóc khô xơ, gãy rụng.
Ngồi lâu một chỗ không chỉ khiến bạn bị tê tay chân, mỏi lưng mà khi đứng dậy cũng bị hoa mắt chóng mặt. Khi canxi trong đường huyết bị giảm xuống bạn cảm thấy hoa mắt chóng mặt và cảm giác đó chỉ diễn ra trong vài chục giây sau đó lại trở về trạng thái bình thường.
Khi nồng độ canxi trong cơ thể giảm xuống, sẽ làm tăng sản xuất hormone gây lo lắng khiến bạn không thể tập trung hay bình ổn cảm xúc. Chứng hay quên ngắn hạn cũng là một trong những triệu chứng thiếu canxi. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thần kinh như chán ăn, mệt mỏi, hay cáu gắt, lo lắng vô cớ, trầm cảm.
Một số trường hợp tụt canxi nặng sẽ xuất hiện các triệu chứng như ngủ lịm, tinh thần mơ màng, không tỉnh táo,...
Co thắt thanh quản cũng là một trong những dấu hiệu rõ nhất cho thấy cơ thể bị thiếu hụt canxi. Tụt canxi máu nặng với nồng độ Ca huyết tương < 7mg/dL (1,75nmol/L) sẽ gây co thắt thanh quản.
Nếu nồng độ canxi trong máu hạ thấp, nồng độ hormone gây lo lắng sẽ tăng lên khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu, bồn chồn.
Khi thiếu canxi máu ở mức độ nặng cũng sẽ khiến cơ thể bị cứng cơ, co giật toàn thân không kiểm soát ở các bộ phận có thể kể đến như cơ mặt, cơ miệng, cơ cổ tay hay cơ cẳng tay, cơ lưng, cơ chân,...
Thiếu canxi cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần vì lượng canxi thấp sẽ liên quan đến trầm cảm và suy nghĩ lo âu.
Trầm cảm cũng là một trong những triệu chứng thiếu canxi ở người lớn
Vấn đề này xuất hiện khi người bệnh chuyển biến nặng, một trong những triệu chứng thiếu canxi máu cấp tính, nồng độ canxi huyết tương < 1,9 mmol/l gây nên các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng như suy tim cấp, khó thở,…
Để phòng ngừa tụt canxi máu bạn cần bổ sung canxi thông qua chế độ ăn uống giàu canxi hoặc dùng thuốc bổ sung canxi đường uống. Dưới đây là cách giúp bạn hạn chế thiếu hụt canxi mà bạn có thể tham khảo:
Sữa giàu canxi dinh dưỡng từ các loại hạt N1-MEALNUTS BONE JOINT
Để mua sản phẩm, bạn truy cập vào đường link sau: TẠI ĐÂY
Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ khi thấy xuất hiện các triệu chứng thiếu canxi như:
Trên đây là những thông tin quan trọng về nguyên nhân và triệu chứng thiếu canxi giúp bạn có thể nhận biết sớm để đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Trong mọi tình huống, bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng canxi cho cơ thể mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu canxi.