Nguyên nhân của bệnh loãng xương và cách phòng bệnh
Ngày đăng: 17:13 01/07/2024 - Lượt xem: 82
Loãng xương là một trong những căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Khi tình trạng loãng xương xảy ra sẽ làm cho xương trở nên yếu và giòn dẫn đến tình trạng dễ gãy, ngã. Vậy nguyên nhân của bệnh loãng xương do đâu? Cách phòng bệnh loãng xương như thế nào? Xem ngay bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!
Sự khác nhau giữa xương khỏe mạnh và loãng xương
Nguyên nhân gây bệnh loãng xương
Một số nguyên nhân của bệnh loãng xương có thể kể đến như:
- Vấn đề tuổi tác: Một trong những nguyên nhân loãng xương có thể do tuổi tác. Người già ít hoạt động ngoài trời, thiếu ánh nắng, thiếu hụt vitamin D, chức năng dạ dày, đường ruột, gan, thận dẫn đến xương suy yếu và xương bị thoái hóa. Người cao tuổi bị loãng xương nguyên nhân có thể do hấp thụ canxi kém và biến dưỡng trong xương cũng bị kém đi.
- Thiếu vận động: Nhiều người già nằm giường bệnh lâu ngày, ít vận động hoặc không có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên khiến cho xương khớp và cơ bắp trở nên yếu đi, điều này không chỉ tăng nguy cơ loãng xương mà còn gián tiếp đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp như thoái hóa khớp gối.
Loãng xương gây ra tình trạng chèn vào dây thần kinh cột sống
- Ăn uống thiếu canxi: Nguyên nhân loãng xương do tuổi cao hoặc bệnh tật nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể kém, ngoài ra chế độ dinh dưỡng hàng ngày không có thực phẩm giàu canxi dẫn đến tình trạng loãng xương.
- Hoóc môn sinh dục nữ giảm: Sau khi mãn kinh thì hoóc môn sinh dục nữ giảm tốc độ quá trình chuyển canxi từ xương vào máu. Sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen sẽ khiến cho chức năng điều hòa hấp thụ canxi vào xương bị suy giảm.
- Hoóc môn cận giáp: Canxi có trong thức ăn không đủ để duy trì nồng độ canxi cần thiết trong máu, lúc này hoóc môn cận giáp được tiết ra để giúp canxi trong xương bổ sung cho máu, từ đó duy trì sự ổn định nồng độ canxi. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ khiến cho kết cấu xương bị thưa loãng.
- Thiếu các chất dinh dưỡng: Thiếu các chức như canxi, phospho, magne, albumin dạng keo, acid amin và các nguyên tố vi lượng thiếu cũng có thể gây ra tình trạng loãng xương.
- Mất canxi quá nhiều: Một số nguyên nhân của bệnh loãng xương do bệnh thận, các bệnh về nội tiết hoặc hậu quả của việc dùng thuốc corticoid kéo dài cũng gây ra tình trạng loãng xương.
Cấu trúc bên trong xương của người bình thường và người loãng xương
Các đối tượng cần đo loãng xương
Dưới đây là những đối tượng nên tiến hành đo loãng xương định kỳ:
- Nữ giới trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi.
- Nữ giới trên 50 tuổi có gãy xương do vấn đề loãng xương.
- Nữ giới sau tuổi mãn kinh, trong giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh và nam giới từ 50 đến 69 tuổi có các yếu tố nguy cơ lâm sàng gãy xương.
- Đối tượng sử dụng corticoid kéo dài (7,5 mg prednisolon trong ít nhất 3 tháng).
- Đối tượng mắc bệnh toàn thân có làm tăng nguy cơ loãng xương như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp,...
Những trường hợp nào cần đo mật độ xương?
Cách để phòng ngừa loãng xương
Các phương pháp có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm tiến độ mất xương và phòng ngừa tình trạng gãy xương như:
Cung cấp canxi và vitamin D
Cung cấp đầy đủ canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể theo nhu cầu của từng lứa tuổi và tình trạng cơ thể.
- Canxi: Bên cạnh việc cung cấp canxi qua chế độ dinh dưỡng thì người bệnh cần xem xét bổ sung canxi qua đường uống, đảm bảo cung cấp đủ 1000-1200mg canxi mỗi ngày.
- Vitamin D: Theo nghiên cứu, ánh nắng mặt trời vào lúc 9-10 giờ sáng sẽ cung cấp nguồn vitamin D dồi dào và hiệu quả nhất cho cơ thể. Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo cung cấp Vitamin D với khoảng 800-1000 IU mỗi ngày.
Sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa
Bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa là một cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe xương và ngăn ngừa bệnh loãng xương. Sữa hạt N1-Mealnuts Bone Joint là sản phẩm dinh dưỡng được sản xuất dành cho người loãng xương, người có nguy cơ bị loãng xương.
Một số lợi ích của thành phần sữa hạt có thể kể đến như:
- Axit anacardic: Giúp ngăn ngừa hiệu quả sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư bên trong cơ thể.
- Kali, Magie và nhiều axit béo không bão hòa: Giúp cơ bắp hoạt động nhịp nhàng, cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa bệnh lý về tim.
- Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Sữa giàu dinh dưỡng nhưng lượng đường thấp, gần như không có, điều này giúp cơ thể có cảm giác no lâu, hạn chế tình trạng thèm ngọt và kiểm soát lượng đường trong máu tốt.
Sữa dành cho những người bị loãng xương
Trong sữa có các thành phần quý hiếm như: chiết xuất vuốt quỷ, D-Glucosamine Sulfate 2KCl, Chondroitin Sulfate và đạm thực vật.
- Chiết xuất vuốt quỷ: Giúp giảm đau đầu, đau khớp, giảm viêm khớp dạng thấp, lupus, thoái hóa khớp. Ngoài ra, Harpagoside có trong thành phần còn kích thích tế bào sụn khớp tăng tổng hợp chất nền sụn, đồng thời hỗ trợ phục hồi sụn khớp bị tổn thương.
- Glucosamine Sulfate: Bổ sung D-glucosamine sulfate 2KCl, sẽ giúp giảm đau, người viêm khớp đầu gối và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
- Chondroitin Sulfate: Khi kết hợp cùng với D-Glucosamine Sulfate 2KCl sẽ giúp việc điều trị, phục hồi các bệnh lý về xương khớp nhanh chóng hơn. Ngoài ra, nó còn có thể ức chế các loại Enzym phá hủy sụn, đóng vai trò như chất xúc tác phản ứng tổng hợp. Acid Hyaluronic là hoạt chất giúp hoạt động xương khớp diễn ra một cách tốt hơn.
>> Tìm hiểu thêm: Sữa hạt N1-Mealnuts Bone Joint tốt cho bệnh loãng xương
Duy trì chế độ vận động
Thường xuyên tập thể dục như đi bộ, chạy bộ, chạy nhảy, yoga, leo cầu thang sẽ giúp tăng mật độ xương ở trẻ em và cả người trưởng thành. Ngoài ra, các môn tập này còn làm tăng sức cơ và tăng khả năng giữ thăng bằng, từ đó giảm nguy cơ té ngã và cải thiện các phản ứng bảo vệ khi té ngã. Các khuyến cáo nên tập thể dục ít nhất trong vòng 30 phút mỗi lần và ít nhất 3 lần một tuần.
Tập thể dục thường xuyên là cách để tăng mật độ xương
Hạn chế rượu bia
Uống quá nhiều rượu nhiều cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến xương. Một ngày không nên uống quá 2 ly bia hoặc 3 chén rượu và không được uống quá 2 ngày/tuần.
Hạn chế uống rượu bia
Phòng ngừa té ngã
Một số biện pháp giúp phòng tránh té ngã trong nhà như:
- Không để đồ chơi trẻ em và quần áo dưới đất.
- Trong nhà tắm nên có dép chống trượt, thảm chống trượt hay các thanh vịn cho người lớn tuổi.
- Băng dán cản quang và chống trượt ở các mép cầu thang.
- Đèn cảm ứng.
- Người lớn tuổi đi lại khó khăn nên dùng dụng cụ hỗ trợ đi đứng như gậy, nạng, khung tập đi.
Thuốc điều trị loãng xương
Các thuốc điều trị loãng xương sẽ giúp tăng mật độ xương, giúp tăng quá trình tạo xương, ức chế quá trình hủy xương hoặc cả hai. Hiện nay, đa phần các khuyến cáo điều trị loãng xương đều đề nghị dùng nhóm bisphosphonate cho bệnh nhân loãng xương. Tuy nhiên với những trường hợp có chống chỉ định thì sẽ sử dụng các nhóm thuốc khác.
Loãng xương là bệnh lý có thể phòng ngừa cũng như có nhiều biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả nếu được phát hiện sớm.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp các kiến thức về nguyên nhân của bệnh loãng xương để giúp bạn nhận biết sớm các triệu chứng của loãng xương cũng như thay đổi chế độ sinh hoạt để có xương chắc khỏe. Nếu bạn thấy kiến thức này hay và hữu ích thì hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé! Ngoài ra, khi có nhu cầu bổ sung các loại sữa cho người loãng xương hãy liên hệ Nano Group ngay hôm nay nhé!